Ứng dụng công nghệ phục hồi san hô cứng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

HOÀNG LIÊN 29/11/2017 15:13

(QNO) - Ngày 28.11, Sở KH&CN nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ phục hồi một số loài san hô cứng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm có sự tham gia của cộng đồng”, do kỹ sư Lê Vĩnh Thuận chủ nhiệm. 

Quá trình ươm tạo san hô. Ảnh. L.V.T
Quá trình ươm tạo san hô.

Triển khai trong giai đoạn 2016-2017, đề tài xây dựng được 2 vườn ươm san hô và phục hồi san hô tại 2 vùng Bãi Bò và Bãi Nần với tổng diện tích 4.000m2 ở Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (Hội An). Đề tài cũng triển khai công nghệ cấy ghép, ươm tạo, phục hồi san hô với 1.432 tập đoàn san hô tại Bãi Bắc và 2.783 tập đoàn tại Bãi Tra được phục hồi trên tổng diện tích 4.000m2.

Việc ươm tạo san hô có sự tham gia của các nhà khoa học và tổ cộng đồng ngư dân Cù Lao Chàm. Ảnh: L.V.T
Việc ươm tạo san hô có sự tham gia của các nhà khoa học và tổ cộng đồng ngư dân Cù Lao Chàm.

Ban chủ nhiệm đề tài cũng đã chuyển giao quy trình công nghệ phục hồi một số loài san hô cứng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và cộng đồng ngư dân xã đảo Tân Hiệp cùng vùng lân cận; đề xuất quy trình phục hồi một số loài san hô cứng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Đề tài cũng đề xuất cơ chế quản lý sử dụng rạn san hô thông qua mô hình hợp tác 4 nhà: doanh nghiệp, nhà nước, ngư dân, nhà khoa học; đề xuất mô hình du lịch sinh thái gắn với rạn san hô để chuyển giao công nghệ, nhân rộng ra nhiều địa phương có vùng rạn san hô…

Khu vực ươm tạo san hô sau 1 năm. Ảnh. L.V.T
Khu vực ươm tạo san hô sau 1 năm.

HOÀNG LIÊN

HOÀNG LIÊN