Miền núi Quảng Nam sạt lở nặng nề, hạ du ngập trong biển nước

06/11/2017 08:15

Tin liên quan

  • Ngày 6.11, lũ đạt đỉnh, ngập lụt trên diện rộng
  • Hội An kêu gọi người dân, doanh nghiệp di dời khẩn cấp ngay đêm nay
  • Đến 18h hôm nay (5.11) đã có ít nhất 7 người chết và mất tích
  • Hội An: Ứng cứu hơn 130 công nhân giữa sông Thu Bồn vào bờ an toàn (clip)
  • Tập trung phòng tránh lũ, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người
  • Xã đảo Tam Hải tan hoang sau lốc dữ
  • Lũ sông Vu Gia vượt đỉnh, Đại Lộc tiếp tục ngập sâu, chia cắt
  • Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu kiểm tra tình hình mưa lũ ở Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc (clip)

(QNO) - Cho đến sáng nay (6.11), ngày thứ ba của đợt mưa lũ, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Nam từ miền núi cho đến đồng bằng đều đã hứng chịu hậu quả nặng nề: núi lở vùi lấp người; lốc xoáy làm hằng trăm ngôi nhà tốc mái, hư hỏng hoàn toàn, hàng chục ngàn hộ dân phải sơ tán khẩn cấp vì lũ dâng cao. Công tác phòng tránh lũ đang được trung ương, tỉnh cà các địa phương, ngành... tập trung chỉ đạo.

Phóng viên Báo Quảng Nam đang có mặt từ nhiều địa phương trong tỉnh chuyển về những thông tin mới nhất.

* Xác định danh tính 4 người bị vùi lấp trong vụ sạt lở núi tại Phước Sơn

Theo tin của cộng tác viên Trọng Ý từ Phước Sơn cho hay, hiệncác lực lượng lực lượng quân đội, công an cùng các loại phương tiện khác đang tiếp tục tổ chức tìm kiếm trên tuyến đường 14E đoạn qua xã Phước Hòa – nơi 4 người bị núi lở vùi lấp.

Chiếc xe máy của nạn nhân được tìm thấy hiện trường vào trưa nay

Chiếc xe máy của nạn nhân được tìm thấy hiện trường vào trưa nay

Theo thông tin các nhân chứng kể lại, vào khoảng 11 giờ trưa ngày 5.11, trên đoạn đường này có 4 người đi trên 2 xe máy bị mắc lầy. Thấy vậy, anh Hồ Văn Chước là cán bộ kiểm lâm và một người nhà ở gần đó chạy đến hỗ trợ người. Liền lúc đó, một quả đồi từ taluy dương đổ sập xuống. Hậu quả 4 người bị vùi lấp hoàn toàn, một người bị thương nặng và một người bị thương nhẹ. Cả 4 nạn nhân đều là người dân tộc thiểu số tại huyện Phước Sơn.

Cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục nhưng mưa to ở khu vực này.

Cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục nhưng mưa to ở khu vực này.

Cũng trong sáng nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Đình Tùng, Đại tá Nguyễn Viết Lợi – giám đốc Công an tỉnh đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác tìm kiếm các nạn nhân. Tuy nhiên hiện nay mưa vẫn đang rất lớn, địa hình tại hiện trường khá phức tạp, vì vậy công tác tìm kiếm các nạn nhân đang gặp nhiều khó khăn.

Clip tìm kiếm được người bị vùi lấp:

.

Hiện công tác tìm kiếm các nạn nhân vẫn đang diễn ra rất khẩn trương, trước mắt các tổ chức mặt trận đoàn thể đã thăm hỏi, động viên và giúp đỡ gia đình người bị nạn vượt qua nỗi đau. (TRỌNG Ý)

* Tại Hội An, phóng viên Minh Hải, Xuân Thọ đang túc trực địa bàn này gửi về thông tin cho biết, sáng nay 6.11, từ 7 - 9 giờ sáng nay, mực nước ở Hội An là 3,09m. Mực nước này thấp hơn so với mức 3,13m lúc 5 giờ 25 phút sáng nay. Tuy vậy chính quyền lưu ý mọi người phải hết sức cẩn trọng, chủ động, không được chủ quan vì lượng mưa và xả lũ ngày hôm qua thì sáng nay mới đổ xuống khu vực Hội An.

Nước lũ vẫn đang còn bủa vây Hội An, công tác cứu trợ sẵn sàng triển khai. Ảnh: XUÂN THỌ

Nước lũ vẫn đang còn bủa vây Hội An, công tác cứu trợ sẵn sàng triển khai. Ảnh: XUÂN THỌ

Trong đêm 5.11, đến khoảng 23 giờ, lực lượng chức năng đã ứng cứu, đưa 1 gia đình có 8 người ngập sâu trong nước ở khối phố Ngọc Thành (phường Cẩm Phô) đến nơi an toàn. Đến khoảng 24 giờ cùng ngày, lực lượng tại đây cũng ứng cứu kịp thời gia đình gồm 3 người đến nơi an toàn.

Người dân phường Thanh Hà nhận cứu trợ từ các lực lượng chức năng. Ảnh: XUÂN THỌ

Người dân phường Thanh Hà nhận cứu trợ từ các lực lượng chức năng. Ảnh: XUÂN THỌ

Được biết, từ khoảng 21 giờ ngày 5.11, UBND TP.Hội An yêu cầu Đài phát thanh TP.Hội An cứ 30p thông tin tình hình mưa lũ cho người dân nắm bắt kịp thời.

Đến sáng nay 6.11, công tác di dời dân đến nơi an toàn tiếp tục được triển khai, đồng thời, tiến hành cứu trợ mì tôm, nước uống cho dân ở một số nơi bị cô lập. Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết các xã phường đã chuẩn bị lương thực, nước uống sẵn sàng cứu trợ cho người.

Sáng nay tại Hội An, lực lượng địa phương đã phối hợp với Biên phòng để tiếp ứng lương thực và cứu hộ 15 người bị mắc kẹt tại ốc đảo Vĩnh Thành (xã Cẩm Kim), và 4 người tại ốc đảo Nam Ngạn (phường Cẩm Nam).

Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết, đang tiếp tục vận động một số người nuôi bò ở các cồn Nam Ngạn và Vĩnh Thành rời khỏi vùng lũ. “Nếu họ tiếp tục ngoan cố không chịu rời đi, thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế” - ông Hùng cho biết

Đây là những hình ảnh mà phóng viên Báo Quảng Nam online đã ghi được lực lượng cứu hộ phường Thanh Hà đi di dời và cứu trợ cho dân vùng ngập lũ. (MINH HẢI - XUÂN THỌ)

Đưa người dân lên thuyền cứu hộ. Ảnh: XUÂN THỌ

Đưa người dân lên thuyền cứu hộ. Ảnh: XUÂN THỌ

Theo quan sát của phóng viên, trong khoảng 2 tiếng đồng hồ, lực lượng cứu hộ phường Thanh Hà đã di chuyển được 8 người dân đến nơi an toàn. Ảnh: XUÂN THỌ

Theo quan sát của phóng viên, trong khoảng 2 tiếng đồng hồ, lực lượng cứu hộ phường Thanh Hà đã di chuyển được 8 người dân đến nơi an toàn. Ảnh: XUÂN THỌ

Di chuyển khỏi vùng ngập nặng. Ảnh: XUÂN THỌ

Di chuyển khỏi vùng ngập nặng. Ảnh: XUÂN THỌ

Việc di dời dân đến nơi an toàn được hoàn tất. Ảnh: XUÂN THỌ

Việc di dời dân đến nơi an toàn được hoàn tất. Ảnh: XUÂN THỌ

* Tại huyện miền núi Bắc Trà My, phóng viên Nguyễn Dương đã có mặt từ 7h sáng nay để theo dõi thông tin và tiếp cận hiện trường vụ sạt lở vùi lấp 4 người dân.

Vụ việc xảy ra vào đêm qua 5.11, đất đá bất ngờ sạt lở vùi lấp một căn nhà ở khu vực Đàn Nước, phía tây huyện Bắc Trà My. Lúc bấy giờ có 7 người của 2 gia đình đang ở trong nhà. Nhận được tin, lực lượng chức năng ngay lập tức huy động phương tiện và nhân lực triển khai cứu hộ. Các nạn nhân được cứu vẫn trong trạng thái hoảng loạn nên chưa xác định chắc chắn còn bao nhiêu người mất tích trong vụ lở núi.

Bốn nạn nhân được đưa ra khỏi vụ sạt lở đã được đưa đi cấp cứu. Công tác cứu hộ vẫn đang được tiếp tục.

Trước đó, tại huyện Bắc Trà My, sạt lở đất cũng đã làm 2 người chết. Một người khác mất tích do nước lũ cuốn trôi.

Sạt lở núi làm nhiều người chết và mất tích. Ảnh: sạt lở ở địa bàn xã Phước Thành, huyện Phước Sơn khiến một nhà dân và một trường học bị vùi lấp.

Sạt lở núi làm nhiều người chết và mất tích. Ảnh: sạt lở ở địa bàn xã Phước Thành, huyện Phước Sơn khiến một nhà dân và một trường học bị vùi lấp.

Khuya 6.11, ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho hay chính quyền đã huy động lực lượng cưu được 4 người trong một vụ sạt lở núi xảy ra vào đêm 5.11. Tuy nhiên, vẫn còn 3 người mất tích chưa được tìm thấy. (THÀNH CÔNG)

* Đại Lộc: 2 người chết, 7 người bị thương do mưa lũ

Theo thông tin từ phóng viên Trần Công Tú, vào sáng nay, Đại Lộc có 2 người chết và 7 người bị thương do mưa lũ trong các ngày 4, 5 và rạng sáng ngày 6.11.

Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện cho biết, 2 người bị tử vong là bà Phan Thị Chín (SN 1942) thường trú tại khu Hòa An, thị trấn Ái Nghĩa dọn lụt bị té và ông Đỗ Châu Nhiễu (SN 1946 trú tại thôn Đại An, xã Đại Đại Lãnh) bị chìm ghe trong nước lũ. Cả hai nạn nhân xấu số trên đều bị tử nạn vào ngày hôm qua (5.11). Ngoài ra, huyện Đại Lộc còn có 7 người bị thương. Để đối phó với các tình huống xấu, Đại Lộc đã chỉ đạo các địa phương kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở các điểm ngập sâu, vùng ven sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; các khu vực có dòng nước chảy xiết tại các cống qua đường, cống chui dân sinh để tổ chức sơ tán. Tính đến tối ngày 5.11, toàn huyện đã tổ chức sơ tán 447 hộ/1575 khẩu đến nơi an toàn.

Chủ tịch UBND, Trưởng ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Đại Lộc - ông Trần Văn Mai cho biết, trên địa bàn đã có khoảng hơn 24.000 hộ dân bị ngập, trong đó có nhiều nơi bị ngập sâu, nước lũ cô lập. Mực nước tại các điểm ngập sâu trên địa bàn huyện Đại Lộc như sau: thôn Tân Hà, thôn Hoằng Phước Bắc (xã Đại Lãnh) ngập sâu 1,5m; thôn Trúc Hà, thôn Thái Sơn (xã Đại Hưng) ngập sâu 2,5 m; thôn Phú Phong, thôn Trà Đức (xã Đại Tân) ngập sâu 1m; thôn Mỹ Hảo (xã Đại Phong) ngập sâu 1,5m. “Từ khuya và sáng nay, nước lũ đang rút xuống nhưng rất chậm. Nhiều giờ liền mà xuống chỉ khoảng 0,4 - 0,5m; nhiều vùng còn bị cô lập hoàn toàn. Do đó, việc triển khai các phương án khắc phục gặp khó khăn. Chúng tôi chỉ đạo các địa phương theo dõi sát sao tình hình, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó, cứu hộ cứu nạn đã vạch sẵn” - ông Trần Văn Mai nói. 

Đại Lộc chìm trong biển nước ba ngày qua., Ảnh: NHẬT DUY

Đại Lộc chìm trong biển nước ba ngày qua., Ảnh: NHẬT DUY

Đại Lộc: Công an đưa 2 sản phụ đi “vượt cạn” trong lũ dữ

Khoảng 12h đêm 5.11, Công an huyện Đại Lộc nhận được tin báo từ Công an xã Đại Hòa có sản phụ Lê Thị Phượng (SN 1985, trú thôn Bộ Nam, xã Đại Hòa) chuyển dạ, sắp sinh cần đưa đến bệnh viện cấp cứu. Vào thời điểm này, nước lũ dâng cao, người dân không thể tự di chuyển nên nên nhờ lực lượng Công an huyện hỗ trợ. Nhận được tin báo, lãnh đạo Công an huyện Đại Lộc đã huy động lực lượng cán bộ chiến sĩ ứng trực lũ lụt, nhanh chóng tiếp cận sản phụ, dùng ca nô vận chuyển trong mưa lũ, giúp sản phụ đến bệnh viện sinh nở an toàn.

Cùng thời điểm trên, 1 sản phụ trú tại thôn Bộ Bắc, xã Đại Hòa cũng chuyển dạ cần đến bệnh viện. Lực lượng chức năng huyện Đại Lộc phối hợp với chính quyền địa phương đưa sản phụ tới bệnh viện cấp cứu an toàn. Cũng trong đợt lũ dữ này, Công an thị trấn Ái Nghĩa đã giúp đỡ đưa bệnh nhân Nguyễn Minh (trú tại thị trấn Ái Nghĩa) bị sốt xuất huyết đến bệnh viện kịp thời.(NHÂT DUY)

* Hàng chục ngôi nhà người dân vùng cao bị sạt lở nghiêm trọng

Tại huyện Nam Giang, theo báo cáo nhanh của chính quyền địa phương, cho đến thời điểm này đã có 53 ngôi nhà của người dân tại các xã Đắc Pre, Đắc Pring, La Dêê, La Êê,... bị sạt lở và ngập úng nghiêm trọng; lũ cuốn trôi nhiều bò, heo của đồng bào, cùng nhiều diện tích ao cá của người dân vùng cao. Hàng chục hecta diện tích đất hoa màu, cùng nhiều hecta lúa rẫy đang vào mùa thu hoạch của người dân bị đổ ngã, hư hại hoàn toàn do mưa lũ.

Ngoài ra, nhiều tuyến đường đi lên các xã biên giới, tuyến đường dân cư nông thôn cũng bị sạt lở tại nhiều điểm, gây ách tắc giao thông đi lại. Mưa lũ cũng khiến nhiều công trình dân sinh, cầu treo đi lại bị cuốn trôi, hư hỏng nặng nề. Hiện vẫ còn nhiều khu dân cư trên địa bàn bị ngập úng, gây cô lập.

Tại huyện Đông Giang, ông Hồ Quang Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện cho hay, mưa lớn trong nhiều ngày qua khiến nhiều khu vực dân cư bị ngập sâu, gây cô lập. Trong khi đó, tại các điểm ngầm tràn trên tuyến quốc lộ 14G thuộc khu vực Dốc Rùa (thôn Aliêng, xã A Ting); cầu Sông Vàng (thôn Phú Son, xã Ba);.. liên tục bị ngập nặng, khiến nhiều phương tiện không thể lưu thông. Để đảm bảo an toàn tại các điểm ngập, chính quyền địa phương đã chỉ đạo tổ chức bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn và nghiêm cấm người dân cùng các phương tiện đi lại.

Mưa lũ gây sạt lở đất cạnh khu dân cư tại xã Sông Kôn. Ảnh: Đ.N

Mưa lũ gây sạt lở đất cạnh khu dân cư tại xã Sông Kôn. Ảnh: Đ.N

Cho đến thời điểm hiện nay, toàn huyện Đông Giang có khoảng 15ha lúa nước bị ngập úng, hơn 55ha lúa rẫy nhe mùa và 30ha rau đậu các loại bị đổ ngã, gây thiệt hại nặng. Cùng với đó, hàng chục điểm sạt lở, xói mòn tại các tuyến đường giao thông nông thôn, đường Hồ Chí Minh và một số tuyến dân cư miền núi. Ước thiệt hại khoảng hơn 7 tỷ đồng.

Còn tại huyện Tây Giang, theo thống kê sơ bộ hiện tại nhiều tuyến đường đi lên trung tâm các xã và khu dân cư cũng xảy ra các điểm sạt lở, gây ách tắc cục bộ. Trong khi đó, tuyến đường đi lên hai xã biên giới Ga Ry và Ch'Ơm cũng xuất hiện tình trạng lầy lội, khiến mọi hoạt động của người dân gặp rất nhiều khó khăn. (A LĂNG NGƯỚC)

* Tam Kỳ: Hàng ngàn công nhân không đến được nơi làm việc

Lúc 7 giờ, sáng ngày 6.1, trên địa bàn TP.Tam Kỳ ngớt mưa, nhiều công nhân đến công ty làm việc. Tuy nhiên, tại khu vực Nguyễn Văn Trỗi giáp với bùng binh đường Hùng Vương – Phan Bội Châu nước lũ ngập sâu, có đoạn sâu hơn 0.5 mét, đoạn đường bị ngập hơn 400 mét. Hàng nghìn công nhân khu công nghiệp Tam Thăng phải quay về nhà.

Được biết, vào chiều ngày 5.11 lực lượng chức năng TP.Tam Kỳ đã để rào chắn cảnh báo nước ngập tại đầu tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi. (THANH THẮNG)

Hàng trăm công nhân các KCN Tam Thăng quay về nahf do đường sá ngập lụt.

Hàng trăm công nhân các KCN Tam Thăng quay về nhà do đường sá ngập lụt.

Phước Sơn: Chưa tìm kiếm được hai người bị núi lở vùi lấp

Sáng 6.11, thông tin từ Phước Sơn cho biết, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cùng lực lượng cứu hộ của Huyện đội Phước Sơn và các ngành chức năng đã tiếp cận hiện trường vụ sat lở vùi 2 người ở Phước Hòa, dùng xe múc tìm kiếm các nạn nhân mất tích.

Clip sạt lở ở Phước Sơn:

.

Chánh Văn phòng UBND huyện Phước Sơn Hồ Văn Điểm thông tin, hiện địa phương chưa xác định được danh tính và số lượng nạn nhân mất tích một cách cụ thể và chính xác do lũ quét gây ra, bởi tình hình thời tiết đang mưa to, nước lũ dâng cao, chia cắt nhiều địa bàn.

Trong khi đó, tuyến đường Hồ Chí Minh từ Đà Nẵng đi Phước Sơn sau ngày đêm khắc phục đến sáng nay (6.11) đã thông đường. Tuy nhiên, dọc theo đường HCM từ huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đi về xã Phước Năng, Phước Đức (Phước Sơn) có nhiều điểm sạt lở đất lấp đường, giao thông ách tắc toàn bộ, đến 10 giờ ngày 6.11 vẫn chưa khắc phục xong.   

Hạt Quản lý đường bộ Phước Sơn tích cực đưa xe múc đất giải phóng mặt bằng, vận chuyển hàng trăm mét khối đất đá ra khỏi điểm sạt lở. Sáng nay toàn bộ các trường học trên địa bàn huyện Phước Sơn đã được thông báo nghỉ học.

Về những công nhân đang làm việc trong các bãi vàng của nhiều doanh nghiêp trên địa bàn Phước Sơn, ông Điểm cũng cho biết đến nay chính quyền chưa nắm thông tin gì. Lãnh đạo chính quyền địa phương đã có mặt tại xã Phước Hòa chỉ đạo công tác tìm kiếm nạn nhân bị núi lở vùi lấp. (H.PHÚC)

Lũ rút chậm ở Điện Bàn

Đến 12 giờ trưa nay, nước lũ tại thị xã Điện Bàn vẫn đang rút rất chậm một số nơi thậm chí không rút do mức xả lũ về hạ lưu đang có dấu hiệu tăng trở lại từ 10 giờ sáng nay với mực nước về sông Thu Bồn đạt 4785.13 m³/s (thời điểm 12 giờ trưa).

Hiện nước lũ đã chia cắt hoàn toàn quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Điện Bàn từ 6 giờ sáng nay, lực lượng CSGT ở cửa ô Hòa Phước đang túc trực điều tiết và dùng xe chuyên dụng đưa người dân ở khu vực bắc Điện Bàn có nhu cầu di chuyển ra thành phố Đà Nẵng.

aa
CSGT đưa phương tiện vượt lũ giúp dân.

Hàng trăm phương tiện giao thông hiện đang ùn ứ tại khu vực giáp ranh Quảng Nam - Đà Nẵng do nước lũ cũng bắt đầu dâng lên tại thôn Giáng Nam (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang).

Mặc dù nước lũ vẫn chưa có dấu hiệu rút nhanh nhưng người dân ở một số vùng chuyên canh rau tại thị xã Điện Bàn đang cố gắng vớt vát số nông sản còn sót lại vận chuyển bằng ghe ra khu vực khô ráo để tiêu thụ. (QUỐC TUẤN)

Khu phố chợ Vĩnh Điện ngập trong biển nước
Khu phố chợ Vĩnh Điện ngập trong biển nước

* Tiên Phước: Hơn 2.300 người dân còn bị cô lập

Đến 15g chiều nay, nhiều khu vực của huyện Tiên Phước nước đã rút, nhưng trên địa bàn huyện vẫn còn hơn 2.300 người dân vẫn bị cô lập. Đó là người dân ở 499 hộ thuộc 3 thôn Thanh Bôi, Thanh Khê, Thanh Hà của xã Tiên Châu (huyện Tiên Phước), và gần 300 người dân của thôn Tài Thành (xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước).

Cầu sông Tiên qua sông Tiên đoạn chảy qua xã Tiên Châu dài hơn 120m nước vẫn đang chảy xiết, ngăn cách hoàn toàn 3 thôn phía bên kia cầu với khu vực trung tâm xã.

Liên lạc qua điện thoại với ông Lê Văn Diễn - Trưởng thôn Thanh Bôi, thì được ông cho hay hiện tại trong dân chưa xảy ra tình trạng thiếu đói. Ông Diễn nói: “Đó là nhờ xã, thôn đã tuyên truyền về mưa lũ trong dân nên người dân có phương án chuẩn bị sẵn thức ăn, nước uống trước, nhu yếu phẩm trước. Tình hình tư tưởng trong dân ổn định, quân dân chính thôn trong 3 ngày này, ngày nào cũng đến nhà dân thăm hỏi tình hình, xem người dân có đủ ăn không, có đau ốm gì không để còn có phương án ứng cứu. Nhờ chuẩn bị tốt nên đến nay chưa xảy ra sự cố gì cả”.

Bà Nguyễn Thị Kim Anh - Chủ tịch UBND xã Tiên Châu cho biết khi có thông tin bão lũ, xã đã triển khai mọi phương án cho người dân, đặc biệt các khu vực có nguy cơ bị cô lập do lũ đổ về làm nước sông dâng cao, gây ngập các cây cầu trong thời gian dài. Bà Kim Anh cho biết: “Đã 3 ngày trôi qua, người dân ở 3 thôn phía bên kia sông của xã bị cô lập, không có điện, không có thông tin. Đến nay chúng tôi liên tục nắm bắt tình hình của nhân dân qua trưởng thôn, công an viên thôn, mọi việc vẫn ổn định. Chỉ lo là nước lớn kéo dài thì người dân còn bị cô lập sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của người dân”. Bà Kim Anh cũng cho biết thêm, ở 3 thôn bị cô lập có 1 bác sĩ, 3 y tế cộng đồng thôn nên người dân ốm đau thì có phương án sơ cấp cứu tại chỗ. Nhưng 3 ngày qua không có trường hợp nào ốm đau nặng là điều đáng mừng.

Trong khi đó, tại xã Tiên Hà, có gần 300 người dân của thôn Tài Thành nằm phía bên kia cầu Tài Thành vẫn đang bị cô lập. Theo UBND xã Tiên Hà, mọi sinh hoạt của người dân vẫn đang ổn định, nhờ sự chuẩn bị chu đáo trước khi mưa lũ kéo về. Ngay trong chiều nay, tại xã Tiên Lãnh, các thôn 7, 8, 9 của xã đã trở lại tình trạng ngập chìm trong nước từ hơn 2m do thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ với lưu lượng lớn. Việc xả lũ được thông báo trước nên người dân Tiên Lãnh cùng chính quyền địa phương đã sơ tán dân, đồ đạc đến nơi an toàn, tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người. (DIỄM LỆ)

Báo Quảng Nam online tiếp tục cập nhật...