Mưa lớn gây sạt lở, chia cắt ở miền núi, ngập lụt ở Hội An

01/11/2017 14:44

Tin liên quan

  • Mưa lớn gây sạt lở, chia cắt ở miền núi, ngập lụt ở Hội An
  • Bão số 11 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đề phòng sạt lở do mưa lớn
  • Chủ động đối phó mọi tình huống xấu tại công trình hồ chứa nước Phú Ninh trong mùa mưa bão

(QNO) - Do ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn kéo dài nên mực nước sông một số địa phương trong tỉnh đang dâng cao; đã xảy ra tình trạng sạt lở núi ở các huyện Nông Sơn, Nam Trà My, chia cắt ở Bắc Trà My và ngập lụt ở Hội An.

* Hội An: Ngập lụt nhiều tuyến đường

Cả tuyến phố Bạch Đằng từ cầu An Hội kéo dài đến Chợ Hội An bị ngập trong nước lũ. Ảnh: MINH HẢI
Cả tuyến phố Bạch Đằng ngập trong nước lũ. Ảnh: MINH HẢI

Sau những ngày mưa lớn, lượng nước từ thượng nguồn đổ về sông Thu Bồn. Tại khu phố cổ Hội An, nước lũ đang ở mức báo động I, gây ngập tuyến đường Bạch Đằng từ chợ Hội An kéo dài đến bùng binh đầu cầu An Hội. Bạch Đằng là tuyến đường tập trung nhà hàng, quán bar nhiều nhất phố cổ; lũ lên khiến cả dãy nhà ở tuyến đường này đóng cửa. Các dịch vụ du lịch như đi thuyền tham quan hiện cũng bị ảnh hưởng vì lũ.

Do lũ lên nên các nhà hàng, quán bar đường Bạch Đằng đóng cửa. Ảnh: MINH HẢI
Lũ lên nên quán xá đường Bạch Đằng đóng cửa. Ảnh: MINH HẢI
Dịch vụ thuyền du lịch tham quan cũng neo đậu vì  lũ. Ảnh: MINH HẢI
Dịch vụ thuyền du lịch tham quan neo đậu vì lũ. Ảnh: MINH HẢI
Nhiều đoạn đường ngan ở phố cổ cũng bị ngập sâu. Ảnh: MINH HẢI
Nhiều đoạn đường ngang ở phố cổ cũng bị ngập sâu. Ảnh: MINH HẢI
Việc đi chợ của người dân cũng khó khăn. Ảnh: MINH HẢI
Việc đi chợ của người dân khó khăn. Ảnh: MINH HẢI
Lũ khiến du khách thích thú lội ngắm phố những đoạn nước cạn. Ảnh: MINH HẢI
Du khách thích thú lội những đoạn nước cạn để ngắm phố. Ảnh: MINH HẢI

Người dân sống dọc đường Bạch Đằng cho biết, từ rạng sáng 1.11, nước lũ bắt đầu lên, các tuyến đường ngang như Hoàng Văn Thụ, Lê Lơi… hiện cũng bị ngập. Theo ghi nhận của chúng tôi, lúc 9 giờ sáng cùng ngày, nước lũ đang lên chậm. (MINH QUÂN)

* Nông Sơn: giao thông chia cắt và sạt lở núi

Mưa lớn kéo dài làm nước sông dâng cao gây chia cắt nhiều tuyến đường. Ảnh: PHAN VINH
Mưa lớn kéo dài chia cắt nhiều tuyến đường tại Nông Sơn. Ảnh: PHAN VINH

Sáng 1.11, lãnh đạo huyện Nông Sơn cùng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện đã đi kiểm tra tình hình lũ lụt ở các điểm nóng. Ghi nhận tại hồ Phước Bình (xã Sơn Viên), sau 8 giờ xảy ra mưa lớn, mực nước đã dâng đến mức tràn tự do. Ngoài ra, tại hồ Hóc Hạ, hồ chứa thủy điện Khe Diên, đập Ông Đà... lượng nước cũng dâng khá nhanh, đạt đến mức tràn tự do.

Các hồ nước và thủy điện trên địa bàn huyện Nông Sơn đã đạt mức tràn tự do. Ảnh: PHAN VINH
Các hồ nước và hồ chứa thủy điện trên địa bàn đã đạt mức tràn tự do. Ảnh: PHAN VINH

Hiện các nhánh sông suối trên toàn huyện, nước từ các hồ đổ về rất lớn, chảy xiết, gây ngập và chia cắt nhiều tuyến đường giao thông liên xã. Ghi nhận tại cầu Khe Le trên tuyến ĐT610 (thuộc thôn Trung Phước 2, xã Quế Trung), mực nước dâng cao hơn 2m so với mặt cầu. Ở cầu Khe Rinh (xã Phước Ninh) cũng bị ngập sâu 2m so với mặt cầu và kéo dài hơn 40m. Ngoài ra, tất cả các tuyến đường từ huyện đi các xã Quế Phước, Phước Ninh, Quế Lâm bị chia cắt; các cầu: Khe Phốc, Khe Sé, Nà Manh, Khe Con... ngập 1,5-2m.

Ghi nhận tại cầu Khe Le, mực nước ngập hơn 2m so với mặt cầu. Ảnh: PHAN VINH
Ghi nhận tại cầu Khe Le, mực nước ngập hơn 2m so với mặt cầu. Ảnh: PHAN VINH

Mưa lớn kéo dài còn khiến tuyến ĐT610 đoạn đèo Hòn Ngang sạt lở 50m3 đất đá. Một số tuyến kênh bị bồi lấp, sạt lở khối lượng 40mđất. Theo tính toán ban đầu, diện tích rau màu trên toàn huyện Nông Sơn bị thiệt hại khoảng 5ha.

Ông Phạm Công Thạnh - Chủ tịch UBND xã Phước Ninh cho biết, vì địa bàn có nhiều điểm giao thông bị chia cắt nên xã đã chỉ đạo các lực lượng trực chốt chặn, không cho người dân qua lại nơi bị ngập úng. "Chúng tôi cũng đã làm việc với các trường học trên địa bàn cho học sinh nghỉ học tạm thời; làm việc với các thôn cắt cử lực lượng thông báo nhanh tình hình nước lớn cho người dân biết để tránh thiệt hại về người và tài sản" - ông Thạnh nói.

Tại các điểm chia cắt, người dân đi lại bằng phương tiện đò. Ảnh: PHAN VINH
Tại các điểm chia cắt, người dân đi lại bằng đò. Ảnh: PHAN VINH

Chiều 31.10, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Nông Sơn đã chỉ đạo UBND các xã, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổ chức trực 24/24, cử lực lượng chốt chặn các tuyến đường còn bị ngập sâu, các khu vực nguy hiểm không cho người và phương tiện qua lại. Ngoài ra đã chỉ đạo UBND các xã thông tin nhanh về tình hình mưa lũ đến mọi người dân được biết; huy động lực lượng, phương tiện và mọi biện pháp để chủ động phòng tránh.

Lãnh đạo huyện Nông Sơn đi kiểm tra tình hình sạt lở núi trên tuyến đường ĐT610. Ảnh: PHAN VINH
Lãnh đạo huyện Nông Sơn kiểm tra tình hình sạt lở núi trên tuyến ĐT610. Ảnh: PHAN VINH

Ông Thái Bình - Bí thư Huyện ủy Nông Sơn cho biết: "Chúng tôi đã yêu cầu các địa phương, đơn vị tổ chức lực lượng cảnh giới và ngăn chặn mọi người dân đi lại những nơi bị ngập sâu, nước chảy xiết; nghiêm cấm ghe thuyền đi lại tại các bến đò, hồ chứa để vớt củi và đánh bắt cá trên sông suối, các điểm ngập lụt. Đồng thời kiểm tra rà soát các khu dân cư đang sinh sống ở vùng trũng thấp, ven sông suối, vùng có nguy cơ lũ quét, khu vực có khả năng sạt lở đất; đặc biệt là những hộ dân có nhà tạm bợ, bán kiên cố không đảm bảo an toàn để có phương án sơ tán, di dời".

Nước trên các sông ở Nông Sơn đang rút chậm nhưng thời tiết diễn biến phức tạp nên người dân không được chủ quan. Ảnh: PHAN VINH
Nước trên các sông ở Nông Sơn đang rút chậm nhưng thời tiết diễn biến phức tạp nên người dân không được chủ quan. Ảnh: PHAN VINH

Tính đến 12 giờ ngày 1.11, mực nước lũ trên sông Thu Bồn tại Nông Sơn đang dao động ở mức cao, mực nước tại Trạm Thủy văn Nông Sơn dao động ở mức 11,86m và đang xuống chậm. (PHAN VINH)

* Nam Trà My: khắc phục sạt lở đất đá

Tại km92 trên tuyến quốc lộ 40B từ Tam Kỳ lên Nam Trà My, hàng chục khối đất đá tràn xuống mặt đường, khiến việc đi lại nơi đây rất khó khăn.

Theo ghi nhận của CTV Báo Quảng Nam tại điểm sạt lở trên, rất nhiều tảng đá lớn kèm theo đất từ đỉnh taluy dương tràn xuống mặt đường làm chia cắt giao thông. Ngay sau khi xảy ra sạt lở, huyện Nam Trà My đã chỉ đạo ngành chức năng huy động máy móc, thiết bị tiến hành khắc phục, nhanh chóng thông tuyến, khôi phục giao thông.

Tính đến trưa 1.11, các phương tiện đã lưu thông bình thường trở lại. Cùng thời điểm này, huyện Nam Trà My tổ chức phiên chợ sâm núi Ngọc Linh lần thứ 2, nên việc xử lý tuyến đường sạt lở được tiến hành nhanh chóng, nhằm giúp cho du khách đến tham quan và mua sắm tại phiên chợ được đảm bảo. (TUẤN TÚ)

* Bắc Trà My: chia cắt tại cầu Sông Trường

Sau 3 ngày mưa lớn, mực nước trên sông Trường tại huyện miền núi Bắc Trà My dâng cao, làm ngập toàn bộ cầu Sông Trường.

bbbbbbbbbbbbbb
Mưa lớn chia cắt giao thông tại Bắc Trà My. Ảnh: THÚY VÂN

Đến chiều 1.11, lượng mưa có giảm, mực nước tại cầu Sông Trường đã bắt đầu rút nhưng giao thông giữa các xã trên địa bàn Bắc Trà My vẫn còn chia cắt. Hiện Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Bắc Trà My đã cử lực lượng chốt chặn tại đầu cầu Sông Trường. Tạm thời, xe máy không thể lưu thông. Cầu Sông Trường là điểm giao thông nối liền các xã Trà Tân, Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka với thị trấn Trà My. (THÚY VÂN)