Công viên đất nung Thanh Hà được đề cử là công trình ấn tượng nhất của năm

MINH QUÂN 09/12/2016 16:18

(QNO) - Hội đồng tuyển chọn của hệ thống giải Ashui Awards 2016 thuộc lĩnh vực kiến trúc đã lựa chọn được các đề cử chính thức cho giai đoạn bình chọn, với 5 hạng mục: Kiến trúc sư, Công trình, Nhà thầu, Chủ đầu tư và Hãng kỹ thuật của năm. Công trình Công viên đất nung Thanh Hà (TP.Hội An) được đề cử trong top 10 công trình kiến trúc ấn tượng nhất của Việt Nam năm 2016.

Hệ thống giải thưởng Ashui Awards được Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam bảo trợ, nhằm mục đích tôn vinh các kiến trúc sư có những tác phẩm xuất sắc, là tấm gương lao động - hành nghề của giới kiến trúc sư, khẳng định vai trò của kiến trúc sư trong xã hội, góp phần cải thiện môi trường hành nghề kiến trúc tại Việt Nam; tôn vinh những công trình kiến trúc mới có giá trị, định hướng hoạt động tư vấn kiến trúc; tôn vinh những nhà thầu uy tín, các hãng kỹ thuật xây dựng có chất lượng chuyên môn cao, và các chủ đầu tư, nhà phát triển bất động sản có nhiều đóng góp nổi bật cho xã hội. 
Đây là mùa giải thứ năm, kể từ cuộc bình chọn được tổ chức lần đầu tiên năm 2012. 

Những hình ảnh về Công viên đất nung Thanh Hà:

Công viên đất nung Thanh Hà có hình như chiếc bán xoay chút gốm.
Công viên đất nung Thanh Hà có hình dạng của chiếc bàn xoay chuốt gốm.

Nằm giữa trung tâm làng gốm truyền thống Nam Diêu, phường Thanh Hà, TP.Hội An, với diện tích rộng 7000m2, Công viên đất nung Thanh Hà được hoàn thành năm 2015, vào hoạt động từ 2016. Do kiến trúc sư trưởng Nguyễn Văn Nguyên và nhóm kiến trúc sư Nguyễn văn Thiện, Nguyễn Minh Hùng, Nguyễn Sinh Long thực hiện.

Lối kiến trúc độc đáo giúp cho công viên được đề cử.
Lối kiến trúc độc đáo giúp cho công viên được đề cử.

Đây là công viên gốm đầu tiên và lớn nhất Việt Nam. Công viên trở thành trại sáng tác điêu khắc, hội họa của các nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, sinh viên các trường mỹ thuật, đồng thời là nơi trưng bày sản phẩm gốm của các làng gốm Việt. Công viên dành nhiều không gian để giới thiệu sản phẩm, con người, lịch sử làng gốm truyền thống Thanh Hà.

Thời gian qua, nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc triển lãm nghệ thuật, điểm sinh hoạt giao lưu của giới nghệ sĩ, sinh viên, học sinh và du khách.

Học sinh giao lưu cùng với du khách.
Học sinh giao lưu cùng với du khách.

“Công viên được xây dựng theo mô hình lấy bàn chuốt gốm làm trung tâm - thứ vật bảo của làng gốm Thanh Hà. Các công đoạn chuốt gốm hoàn toàn bằng thủ công, kết hợp với nước là yếu tố tạo nên sự kết nối công trình. Hai tòa nhà chính không chỉ lấy cảm hứng từ văn hóa Chăm hay Sa Huỳnh, mà còn lấy cảm hứng từ hai loại lò nung của làng là lò úp và lò ngửa, hai khái niệm âm dương của văn hóa phương Đông. Khối nhà - lò ngửa tạo không gian mở, kết nối giao lưu, giới thiệu các làng nghề gốm truyền thống Việt Nam. Khối nhà - lò úp, được hiểu là nơi lưu giữ, bảo tồn, giới thiệu lịch sử làng nghề có truyền thống 500 năm, và trưng bày các sản phẩm của làng nghề” - Kiến trúc sư Nguyễn Văn Nguyên chia sẻ.

Kiến trúc như chiếc lò nung gốm.
Kiến trúc công viên như chiếc lò nung gốm.
Nét độc đáo trên tường là những bức phù điêu gốm.
Phù điêu gốm
Nhà được thiết kế theo kiến trúc Việt và lấy ảnh sáng tự nhiên.
Nhà được thiết kế theo kiến trúc nhà Việt và lấy ảnh sáng tự nhiên.
Nơi trưng bày sản phẩm gốm của các làng gốm Việt.
Nơi trưng bày sản phẩm gốm của các làng gốm Việt.
Tất cả vật liệu xây dựng từ gạch, ngói được làm từ làng là điểm ấn tượng.
Tất cả vật liệu xây dựng từ gạch, ngói được làm từ làng gốm Thanh Hà
Nơi đây trở thành điểm sinh hoạt vui chơi và tìm hiểu văn hóa gốm của học sinh, sinh viên.
Nơi đây trở thành điểm sinh hoạt vui chơi và tìm hiểu nghề gốm của học sinh, sinh viên
Công viên trở thành địa điểm sáng tác nghệ thuật của giới nghệ sỹ.
Thời gian qua, công viên trở thành địa điểm sáng tác nghệ thuật của giới nghệ sĩ
Đặc biệt lưu giữ tất cả di sản văn hóa thế giới được mô phỏng bằng gốm.
Điểm đặc biệt nữa, đây là nơi tái hiện các di sản văn hóa thế giới được mô phỏng bằng gốm.

MINH QUÂN

MINH QUÂN