Mưa lớn, nhiều nơi bị ngập, đã có nạn nhân chết do mưa lũ

03/12/2016 11:51

  • Sẵn sàng ứng phó với mưa lớn
  • Phú Ninh: Mưa lớn làm sập 2 nhà dân

QNO tiếp tục cập nhật

(QNO) - Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua, đặc biệt là ngày 2 và 3.12 khiến nhiều nơi bị ngập nặng nề, chia cắt. Theo ghi nhận của Báo Quảng Nam online, đã có một số trường hợp chết do mưa lũ.

Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Nam, lúc 9 giờ ngày 3.12, mực nước trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa đạt mức 5.50m, dưới báo động 1 là 1m. Trên sông Thu Bồn, tại Giao Thủy là 6.11m, dưới báo động 1 là 0,9m; tại Hội An là 0,72m, dưới báo động 1 là 0,28m; trên sông Tam Kỳ là 2,46m, dưới báo động 3 là 0,24m. 

Dự báo chiều và đêm nay, 3.12, mực nước trên các sông tiếp tục lên cao. Cụ thể, trên sông Ái Nghĩa là 8.50m, dưới mức báo động 3 là 0,5m; trên sông Thu Bồn, tại Giao Thủy là 8.30m, dưới báo động 3 là 0,3m; tại Câu Lâu lên mức 3.50m, dưới báo động 3 là 0,5m; tại Hội An là 0,70m, dưới báo động 3 là 0,3m. Trên sông Tam Kỳ lên 2.70m, dưới báo động 3. Mức độ rủi ro do lũ là mức 2.

Cũng theo thông tin lúc 10 giờ 3.12 của Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Nam, nhiều địa phương tiếp tục xuất hiện mưa to, cụ thể lượng mưa đo được tại Hiệp Đức là 97mm, Nông Sơn là 83mm, Phước Sơn là 42mm, Ái Nghĩa (Đại Lộc) là 36mm… (HOÀNG LIÊN)

* Trưa 3.12, ông Phạm Phú Thủy - Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn cho biết trong buổi sáng, địa phương này có 1 trường hợp chết đuối do lũ.

Một số tuyến đường huyết mạch của huyện Nông Sơn đang ngập sâu. Ảnh: Người dân cung cấp
Một số tuyến đường huyết mạch của huyện Nông Sơn đang ngập sâu. Ảnh: Người dân cung cấp

Nạn nhân là em Phùng Quốc Dũng, học sinh lớp 8 Trường THCS Quế Lộc. Dũng bị chết đuối do lội nước lũ. 

* Tại huyện Nông Sơn, nước lũ từ sông Thu Bồn dâng cao do thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ khiến tuyến đường ĐT611 nối với huyện Quế Sơn bị ngập.

Hiện ở Nông Sơn có 7 xã đang bị chia cắt do lũ. Ông Thủy cho biết huyện Nông Sơn đã tiến hành chỉ đạo sơ tán người dân khu vực thấp trũng ngập lũ, bố trí lực lượng công an canh gác các tuyến đường bị ngập lũ tránh tình trạng người dân qua lại nguy hiểm đến tính mạng. (XUÂN THỌ)

* Cùng với việc hồ Phú Ninh xả lũ từ hôm qua, mực nước các hồ điều hòa trên địa bàn TP.Tam Kỳ dâng rất nhanh. Theo ghi nhận của Báo Quảng Nam online, nước bắt đầu dâng cao vào khoảng 4 giờ 30 sáng ngày 3.12 gây ngập lụt tại các tuyến đường giao thông.

Tại khu vực chợ Tam Kỳ, nước dâng cao khiến cho các tiểu thương phải nghỉ bán. Nhiều tiêu thương hoảng hốt di chuyển hàng hóa của mình lên nơi khô ráo.
Tại khu vực chợ Tam Kỳ, nước dâng cao khiến tiểu thương phải nghỉ bán. Nhiều tiểu thương hoảng hốt di chuyển hàng hóa nơi khô ráo.
Tại khu dân cư khối phố 6, phường Phước Hòa nước dâng cao có nơi hơn 1 mét. Toàn bộ đường giao thông bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Tại khu dân cư khối phố 6, phường Phước Hòa, nước dâng cao có nơi hơn 1m. Toàn bộ đường giao thông bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Nước dâng nhanh và đang gây ngập nặng, nhiều ngôi nhà bị ngập đến mái. Người dân hối hả chuyển đồ chạy lũ. Trong ảnh: gia đình ông Nguyễn Bảy (50 tuổi, ở khối phố 6, phường Phước Hòa, TP.Tam Kỳ) cùng gia đình mình chuyển đồ lên nhà hàng xóm cao ráo hơn.
Nước dâng nhanh và đang gây ngập nặng, nhiều ngôi nhà bị ngập đến mái. Người dân hối hả chuyển đồ chạy lũ. Trong ảnh: Gia đình ông Nguyễn Bảy (50 tuổi, ở khối phố 6, phường Phước Hòa, TP.Tam Kỳ) cùng gia đình chuyển đồ lên nhà hàng xóm cao ráo hơn.
Toàn bộ khu dân cư này đã bị ngập nặng, giờ phải dùng ghe để chuyển đồ và đi lại.
Toàn bộ khu dân cư này đã bị ngập nặng, phải dùng ghe để chuyển đồ và đi lại.
“Nước bắt đầu dâng từ 16 giờ ngày 2.12 nhưng đến 4h30 sáng ngày 3.12 thì bắt đầu lên nhanh. Giờ đã ngập sâu hơn 1 m. Đã 3 năm rồi không có lũ nên gia đình cũng chủ quan, không ngờ nước lại lên nhanh thế”- bà Phạm Thị Thu nói.
“Nước bắt đầu dâng từ 16 giờ ngày 2.12 nhưng đến 4 giờ 30 sáng ngày 3.12 thì bắt đầu lên nhanh. Giờ đã ngập sâu hơn 1m. Đã 3 năm rồi không có lũ nên gia đình cũng chủ quan, không ngờ nước lại lên nhanh thế” - một người dân nói.
Hiện tại, người dân đang phải dùng ghe để di chuyển để mua các nhu yếu phẩm trong khi chờ nước rút.
Hiện tại, người dân đang phải dùng ghe để di chuyển đi mua các nhu yếu phẩm trong khi chờ nước rút.
Đoạn đường 2 bên đường Nguyễn Văn Trỗi, do quá thấp nên bị ngập cục bộ. Ảnh: XUÂN THỌ
Đường Nguyễn Văn Trỗi, Tam Kỳ, do quá thấp nên bị ngập cục bộ.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Quảng Nam, những đoạn đường bị ngập mang tính chất cục bộ do có nền đường quá thấp. Chẳng hạn như đoạn đường hai bên đầu cầu Nguyễn Văn Trỗi (phường Tân Thạnh), có nơi nước ngập gần cả bánh xe gắn máy khiến cho việc lưu thông trên tuyến đường này gặp nhiều khó khăn.

Không ít xe bị chết máy khi cố vượt đoạn đường ngập nước. Ảnh: XUÂN THỌ
Không ít xe bị chết máy khi cố vượt đoạn đường ngập nước.

Trong quãng thời gian từ 6 giờ 30 đến hơn 8 giờ sáng nay 3.12, tại những điểm này, nhiều xe bị chết máy khi cố lưu thông trên đoạn đường ngập nước; một số khác điều khiển xe gắn máy chạy trên lề đường.

Nhiều người cho xe máy chạy lên lề đường để tránh bị chết máy. Ảnh: XUÂN THỌ
Nhiều người cho xe máy chạy lên lề đường để tránh bị chết máy.

Cũng do mưa lớn từ chiều qua, nên tuyến đường ĐT615 đoạn từ thôn Vĩnh Bình (xã Tam Thăng) chạy xuống đường ven biển 129 bị ngập sâu, người dân phải dùng xuồng để di chuyển.

Tuyến đường ĐT615 đoạn qua thôn Vĩnh Bình (xã Tam Thăng) bị ngập nặng khiến cho một số người dân phải dùng xuồng để di chuyển. Ảnh: XUÂN THỌ
Tuyến đường ĐT615 đoạn qua thôn Vĩnh Bình (xã Tam Thăng) bị ngập nặng khiến cho một số người dân phải dùng xuồng để di chuyển.

“Mấy hôm trước mưa nhưng nhỏ, tầm khoảng 13 giờ chiều hôm qua 2.12, do bắt đầu có mưa lớn nên nước dâng lên và gây ngập tuyến đường này. Những nhà nằm trong tuyến đường bị ngập phải dùng xuồng để đi lại khi có việc cần” - một người dân thôn Vĩnh Bình cho hay.

Theo quan sát, ở hai đầu ngập của tuyến đường này, chính quyền địa phương đã giăng dây báo cảnh báo nguy hiểm.

Nhằm tránh hiểm nguy, chính quyền xã Tam Thăng đã căng dây cảnh báo người dân đoạn đường bị ngập sâu. Ảnh: XUÂN THỌ
Nhằm tránh hiểm nguy, chính quyền xã Tam Thăng đã căng dây cảnh báo người dân đoạn đường bị ngập sâu.

Ông Trần Quốc Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thăng cho biết, mưa lớn từ chiều qua đã làm cho một số đoạn đường trong xã bị ngập và một số thôn nước đã ngấp nghé vào nhà dân như thôn Xuân Quý, Mỹ Cang…

“Với những điểm như thế này, chúng tôi đã cho anh em di chuyển gia súc, gia cầm, thóc… của người dân vào nhà văn hóa thôn nhằm đảo bảo an toàn cao nhất tài sản của dân” - ông Thắng cho hay.

Cũng theo quan sát của chúng tôi, mưa lớn từ chiều qua khiến cho mực nước của các sông qua địa bàn Tam Kỳ dâng nhanh. Như tại sông Bàn Thạch, mực nước đã gần ngập bờ…

Mưa lớn từ chiều qua khiến mực nước trên sông Bàn Thạch dâng cao. Trong ảnh: Một lán trại của một đơn vị thi công công trình ven sông Bàn Thạch bị ngập. (Ảnh chụp lúc 7 giờ 30 sáng nay 3.12)
Mưa lớn từ chiều qua khiến mực nước trên sông Bàn Thạch dâng cao. Trong ảnh: Một lán trại của một đơn vị thi công công trình ven sông Bàn Thạch bị ngập. (Ảnh chụp lúc 7 giờ 30 sáng nay 3.12)

Nhằm kịp thời đối phó với tình hình mưa kéo dài có thể gây lũ, chiều ngày 2.12, ông Văn Anh Tuấn - Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ cũng đã đi kiểm tra tình hình, chỉ đạo các địa phương chủ động ứng phó với tình hình. (NGUYỄN DƯƠNG - XUÂN THỌ - PHAN VINH)

* Duy Hải: Phát hiện một xác chết ven biển

Ông Trần Văn Siêm - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Hải (Duy Xuyên) cho biết, vùng biển thuộc địa phương này có một xác chết trôi dạt vào. Theo đó, vào khoảng 6 giờ sáng nay 3.12, 2 ngư dân xã Duy Hải phát hiện một xác nam thanh niên có độ tuổi khoảng 35, mặc áo ấm màu xám, quần rin màu đen dạt vào bờ biển thuộc thôn Thuận Trì, xã Duy Hải.

Ông Siêm cho biết thi thể nam thanh niên này đã bị trương sình, không mang theo giấy tờ tùy thân. Hiện cơ quan công an và pháp y đang tiến hành làm rõ nguyên nhân cái chết cũng như xác định tung tích của nạn nhân. (X.THỌ - H.ANH - M.QUÂN)

* Hai mẹ con bị lũ cuốn trôi, cháu bé tử vong

Vào khoảng 6 giờ 30 ngày 3.12,  chị T.T.V. (SN 1980, trú thôn Tây Yên, xã Tam Đàn, Phú Ninh) điều khiển xe máy BKS 92B1- 263.09 chạy trên tuyến đường Tam Vinh (Phú Ninh) - TP.Tam Kỳ chở theo con trai 4 tuổi. Đến cầu Tây Yên, xã Tam Đàn, khi cố gắng băng qua dòng nước lũ thì cả hai mẹ con bị nước lũ cuốn trôi 150m. Lúc này người mẹ một tay ôm con, một tay níu vào được một cây tre nằm giữa sông.

Hiện trường vụ việc. Ảnh: T.THẮNG
Hiện trường vụ việc. Ảnh: T.THẮNG

Chứng kiến sự việc, 6 người đàn ông đã đan tay vào nhau lội nước ngập đến cổ ra ứng cứu nhưng do khoảng cách quá xa nên họ dùng một cây sào dài khoảng 6m, trong đó 5 người đứng phía trong giữ, một người níu cây tre ra đưa từng người vào. Sau khoảng 20 phút, 2 mẹ con đưa vào bờ và nhanh chóng đưa đi cấp cứu nhưng cháu bé  đã tử vong. Đến 9 giờ, thi thể bé trai đưa về nhà.

Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng chức năng có mặt hiện trường, dựng gác chắn cảnh báo, cấm phương tiện qua lại. (NGUYỄN DƯƠNG - PHAN VINH - THANH THẮNG - HẢI CHÂU)

* Trục vớt 2 ca nô bị chìm

Lúc 8 giờ sáng nay 3.12, lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Nam đã trục vớt thành công 2 ca nô bị chìm tại biển Cửa Đại.

Trục vớt ca nô. Ảnh: H.A
Trục vớt ca nô tại biển Cửa Đại. Ảnh: H.A

Trước đó, khoảng 5 giờ sáng cùng ngày, tại bến Sông Hội (phường Cửa Đại, TP.Hội An) có 2 ca nô sô hiệu QNa-0825 và QNa-0822 của Công ty TNHH Trần Nguyễn bị ngập nước, dẫn đến ca nô bị chìm. Nhận được tin báo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh điều động 20 cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Cửa Đại và Hải đội 2 trục vớt 2 ca nô trên. (HỒNG ANH)

* Theo thông tin từ Trạm thủy văn Nông Sơn, lúc 6 giờ, ngày 3.12, mực nước sông Thu Bồn tại Nông Sơn là 12,52m và tiếp tục lên nhanh. Dự báo lên trên mức báo động 2, khả năng lên báo động 3.

Hiện tại, nước lũ ở sông Thu Bồn đoạn qua huyện Nông Sơn đang lên rất nhanh. Ảnh: VINH THÔNG
Hiện tại, nước lũ ở sông Thu Bồn đoạn qua huyện Nông Sơn đang lên rất nhanh. Ảnh: VINH THÔNG

Mưa lớn từ nhiều ngày qua, kết hợp với tình hình xả lũ của thủy điện Sông Tranh 2 vào lúc 20 giờ ngày 2.12 với lưu lượng xả là 2.000m3/s, nên hiện tại trên địa bàn huyện Nông Sơn, nước lũ từ thượng nguồn đổ về làm cho mực nước các sông, suối dâng cao, gây ngập nghiêm trọng.

Cụ thể, các tuyến đường giao thông đi lại các xã ở Nông Sơn bị ngập sâu trong nước như: Cầu Khe Rinh (Phước Ninh); cầu Khe Phốc (Quế Ninh); cầu Nàm Anh, Khe Sé, Nhu Sơn (Quế Lâm). Đặc biệt là tuyến đường liên xã Quế Trung - Quế Lâm, Quế Phước bị ngập sau từ 1- 3m, tuyến đường ĐT 611 từ Quế Lộc đi Quế Trung cũng bị chia cắt hoàn toàn. Hiện nay, nước lũ trên các, sông suối ở Nông Sơn đang tiếp tục dâng chậm.

Một số xã ở vùng Tây Nông Sơn bị chia cắt hoàn toàn. Ông Lê Văn Ni - Chủ tịch UBND xã Quế Ninh cho biết: “Hiện nay các tuyến đường đi lại từ trung tâm xã đi 5/5 thôn bị chia cắt hoàn toàn, đoạn ngập thấp nhất là 1 m, đoạn ngập sâu nhất là 3 m. Ngay chiều ngày 2-12, UBND xã Quế Ninh đã chỉ đạo cho các thôn thông tin nhanh về tình hình lũ và việc xả lũ của thủy điện để người dân biết, tuyên truyền vận động nhân dân di dời tải sản đến nơi cao ráo”.

Mọi di chuyển của người dân đều phải dùng ghe. Ảnh: VINH THÔNG
Mọi di chuyển của người dân đều phải dùng ghe. Ảnh: VINH THÔNG

Còn tại xã Quế Lâm, nước lũ cũng đã gây ngập cục bộ, gây chia cắt hoàn toàn nhiều nơi trên địa bàn. Ông Trần Văn Sang - Chủ tịch UBND xã Quế lâm thông tin, nước lũ đã gây ngập từ 1-5m tại những điểm chia cắt. Tại thôn Tứ Trung 2 xã Quế Lâm có khoảng gần 20 hộ dân đang có nhà ở tại khu vực có nguy cơ sạt lở, ngay trong chiều ngay 2.12, địa phương tổ chức di dời người và tài sản đến những nhà dân trong thôn ở nơi cao ráo để  tránh lũ.

Ông Trần Thiện Thắng - Phó Ban trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Nông Sơn cho biết: UBND huyện đã chỉ đạo cho UBND các xã, các thành viên BCH PCTT&TKCN huyện, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tổ chức trực 24/24, cử lực lượng chốt chặn và ngăn chặn mọi người dân đi lại những nơi bị ngập sâu, nước chảy xiết. Nghiêm cấm các ghe thuyền đi lại tại các bến đò, hồ chứa vớt củi và đánh bắt cá trên sông, suối, các điểm ngập lụt. Tiếp tục kiểm tra rà soát các khu dân cư đang sinh sống ở các vùng trũng, thấp, vùng ven sông, suối và vùng có nguy cơ lũ quét, các khu vực có khả năng sạt lở đất. Đặc biệt là những hộ dân có nhà tạm bợ, bán kiên cố không đảm bảo an toàn.(PHAN VINH - MINH THÔNG)

* Từ 2.12, thủy điện Đắk Mi 4 bắt đầu xả lũ với lưu lượng 500m3/s, riêng từ đêm 2.12 tới rạng sáng 3.12, lưu lượng xả lũ của thủy điện này tăng lên đến 1.500m3/s. Mưa to, nước sông lên cao, cùng với việc thủy điện xả lũ, nhiều vùng trũng thấp trên địa bàn Đại Lộc đã ngập sâu trong nước từ nửa mét trở lên, nhiều phương tiện không thể lưu thông qua lại được hoặc lưu thông vô cùng khó khăn hoặc phương tiện chết máy. Cụ thể như khu vực 3 khe (Đại Lãnh), khu vực vùng trũng thấp giáp ranh giữa xã Đại Thắng và xã Đại Thạnh, thôn Xuân Nam (xã Đại Thắng), khu vực Ngoại thương (thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc)…

Vùng xuống giống rau màu thôn Xuân Nam ngập chìm trong nước. Ảnh: Liên Phường
Vùng xuống giống rau màu thôn Xuân Nam ngập chìm trong nước. Ảnh: Liên Phường

Không dừng lại ở đó, nhiều vùng xuống giống rau màu vụ đông thuộc bãi bồi ven sông Vu Gia trên địa bàn huyện đã bị hư hại, ngập sâu trong nước. Cụ thể, các thôn Xuân Nam, Giảng Hòa (xã Đại Thắng), cánh đồng trồng rau, hoa màu rộng hàng chục héc ta đã ngập trong biển nước. Riêng thôn Xuân Nam có 18ha hoa màu, hiện tại bà con đã xuống giống xong 5ha đậu phụng thì bị ngập sâu trong nước, mất giống, thiệt hại công làm đất, phân, thuốc. Riêng tổ 6 của thôn Giảng Hòa có 22 hộ dân bị cô lập. Ông Trần Minh (thôn Giảng Hòa) than thở: “Nước lớn nhanh quá, gia đình tôi vừa xuống giống xong 4 sào đậu phụng thì giờ mất trắng rồi. Thiên tai, thủy điện xả lũ, người dân phải gánh chịu tất cả”. Cũng chung số phận với các vùng trồng hoa màu của xã Đại Thắng, vùng trồng hoa màu thuộc các cồn bãi trên địa bàn thôn Hanh Tây (xã Đại Thạnh) bà con vừa xuống giống xong cũng đã chìm trong nước.

Nhiều phương tiện chết máy khi lưu thông qua vùng trũng thấp. Ảnh: Liên Phường
Nhiều phương tiện chết máy khi lưu thông qua vùng trũng thấp. Ảnh: Liên Phường

Theo ông Hồ Ngọc Mẫn - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, hiện một số vùng trồng cây màu chủ lực thì thời điểm này chưa ngập, song một số vùng trồng cây rau vụ Đông ven sông, hay vùng trồng rau màu thuộc vùng trũng thấp đã bị ngập trong nước, địa phương đang thống kê thiệt hại ban đầu.

Vùng giáp ranh giữa Đại Thạnh và Đại Thắng, người dân phải dùng phương tiện tự chế để đưa học sinh qua lại. Ảnh: Liên Phường
Người dân vùng giáp ranh giữa Đại Thạnh và Đại Thắng đưa học sinh đi học trong nước lũ khá nguy hiểm. Ảnh: Liên Phường

Được biết, từ chiều và đêm 3.12, với lưu lượng nước tràn về xuôi lớn, dự kiến, mực nước trên sông Vu Gia sẽ tiếp tục dâng cao, xấp xỉ mức báo động 3. Cùng với đó, nhiều khu vực thuộc vùng trũng thấp sẽ tiếp tục bị ngập sâu trong nước và bị biệt lập hoàn toàn. Nhiều vùng trồng cây rau màu ven sông khác cũng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng, ước tính diện tích vùng bị ngập có thể lên tới cả vài chục héc ta. (HOÀNG LIÊN - MINH PHƯỜNG)