Hành trình cùng di sản thế giới Hội An

VĨNH LỘC – TRỊNH DŨNG 31/07/2015 18:31

(QNO) - Lần đầu tiên một sự kiện xã hội đã được Hiệp hội Du lịch Quảng Nam phối hợp với UBND TP.Hội An và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh đứng ra tổ chức nhằm vận động khối doanh nghiệp và các cá nhân trong việc đưa ra sáng kiến truyền tải thông điệp tới khách du lịch về vé tham quan khu phố cổ Hội An cùng ý nghĩa của việc mua vé tham quan đối với việc bảo tồn, trùng tu quần thể khu di sản thế giới phố cổ.

Với sự ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức Liên hợp quốc như UNESCO và ILO, cuộc thi “Đồng hành cùng Di sản thế giới Hội An 2015” vừa diễn ra tối 30.7 dự kiến sẽ kéo dài từ 30.7 tới 27.9.2015 nhằm thúc đẩy những ý tưởng và sáng kiến cụ thể thông qua hành động thiết thực của khối doanh nghiệp và cá nhân trong ngành du lịch tại Hội An và các vùng lân cận nhằm cung cấp, tư vấn thông tin cho du khách một cách sáng tạo, góp phần gắn kết du khách với khu di sản và nâng cao trải nghiệm của du khách tại điểm đến thông qua việc ghi nhận những đóng góp tích cực của vé tham quan đối với công tác bảo tồn, duy tu khu di sản thế giới này.

Các doanh nghiệp ký cam kết Đăng ký Cuộc thi Đồng hành cùng di sản
Các doanh nghiệp ký cam kết Đăng ký Cuộc thi Đồng hành cùng di sản

Phát biểu tại Lễ phát động cuộc thi, TS.Dương Bích Hạnh, đại diện  Ban quản lý Dự án “Phát triển du lịch trách nhiệm và bền vững tại miền Trung Việt Nam” do UNESCO và ILO đồng thực hiện cho biết, trong số 1031 Khu di sản thế giới hiện nay thì 48 khu di sản thế giới đang nằm trong danh sách bị đe dọa bởi nhiều nguy cơ và rủi ro do những tác động của cả thiên nhiên và con người. Trong khi đó, Hội An - vốn đối mặt với hàng loạt những thách thức như nằm tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ và tác động của biến đổi khí hậu, các công trình kiến trúc chủ yếu bằng gỗ đã được xây dựng hàng trăm năm và là một quần thể kiến trúc đô thị gắn liền với cộng đồng dân cư vẫn đang tiếp tục sinh sống tại khu di sản lại trở thành một trong số những trường hợp điển hình thành công cho nỗ lực bảo tồn di sản tại châu Á và phát huy giá trị của khu di sản gắn liền với du lịch văn hóa.

2.Đồng hành 2: Phố cổ Hội An là một trong số những trường hợp điển hình thành công cho nỗ lực bảo tồn di sản tại châu Á
Phố cổ Hội An là một trong số những trường hợp điển hình thành công cho nỗ lực bảo tồn di sản tại châu Á.

  Trong vòng 15 năm kể từ khi được ghi danh vào Danh sách Di sản thế giới đã có 6,5 triệu lượt vé tham quan các điểm di sản trong quần thể khu đô thị cổ Hội An được bán ra và mang lại nguồn thu hơn 370 tỷ đồng. Hơn 70% nguồn phí thu được từ vé tham quan được dành cho ngân sách trùng tu, bảo tồn và tôn tạo khu di sản. Đã có 220 di tích, bao gồm các hội quán, chùa, đình đền và các ngôi nhà cổ trong quần thể khu đô thị cổ Hội An được trùng tu với tổng kinh phí 99,1 tỷ đồng. Nỗ lực này đã tạo nên sức sống của một khu đô thị cổ mang giá trị nổi bật toàn cầu, phản ánh “Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế” (tiêu chí ii) và “Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo” (tiêu chí v). Trong số hàng trăm ngôi nhà cổ và các di tích được trùng tu, rất nhiều công trình thuộc sở hữu của các hộ dân, dòng tộc. Nguồn phí từ vé tham quan của du khách đã hỗ trợ tỷ lệ lớn cho cư dân địa phương trong việc bù đắp chi phí sửa chữa, trùng tu bên cạnh nỗ lực và đóng góp của các hộ gia đình. Hội An cũng trở thành một điển hình, được vinh danh nhiều lần cho giải thưởng kiệt xuất về bảo tồn của UNESCO tại Khu vực châu Á – Thái Bình Dương những năm 2000 và 2007

 Trong vòng 15 năm kể từ khi được ghi danh vào Danh sách Di sản thế giới đã có 6,5 triệu lượt vé tham quan các điểm di sản trong quần thể khu đô thị cổ Hội An được bán ra và mang lại nguồn thu hơn 370 tỷ đồng. Hơn 70% nguồn phí thu được từ vé tham quan được dành cho ngân sách trùng tu, bảo tồn và tôn tạo khu di sản. Đã có 220 di tích, bao gồm các hội quán, chùa, đình đền và các ngôi nhà cổ trong quần thể khu đô thị cổ Hội An được trùng tu với tổng kinh phí 99,1 tỷ đồng. Nỗ lực này đã tạo nên sức sống của một khu đô thị cổ mang giá trị nổi bật toàn cầu, phản ánh “Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế” (tiêu chí ii) và “Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo” (tiêu chí v). Trong số hàng trăm ngôi nhà cổ và các di tích được trùng tu, rất nhiều công trình thuộc sở hữu của các hộ dân, dòng tộc. Nguồn phí từ vé tham quan của du khách đã hỗ trợ tỷ lệ lớn cho cư dân địa phương trong việc bù đắp chi phí sửa chữa, trùng tu bên cạnh nỗ lực và đóng góp của các hộ gia đình. Hội An cũng trở thành một điển hình, được vinh danh nhiều lần cho giải thưởng kiệt xuất về bảo tồn của UNESCO tại Khu vực châu Á – Thái Bình Dương những năm 2000 và 2007

“Hội An là một minh chứng cho những đóng góp tích cực của việc phát triển du lịch đối với bảo tồn, giữ gìn di sản. Đặc biệt, trong vòng hơn 15 năm qua kể từ khi được ghi danh vào Danh sách Di sản thế giới, vé tham quan khu phố cổ đã tạo ra nguồn lực đáng kể cho ngân sách trùng tu, bảo tồn và tôn tạo khu di sản. Tác động tích cực của nguồn lực tạo ra được từ vé tham quan được thể hiện một cách rõ ràng không chỉ ở 220 công trình di tích đã được bảo tồn thành công, ngăn chặn xuống cấp mà được phản ánh sống động ở tổng thể cảnh quan của khu di sản với rất nhiều những sáng kiến khôi phục và duy trì các hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian, tạo nên một không gian phố cổ riêng có không thể gặp ở bất cứ nơi nào khác”, TS.Dương Bích Hạnh nhấn mạnh.

Ông Võ Văn Vân – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam và các thành viên ban tổ chức cũng bày tỏ tin tưởng rằng cuộc thi “Đồng hành với Di sản thế giới Hội An 2015” sẽ tạo ấn tượng mạnh cho công chúng trong nước và quốc tế về một cộng đồng địa phương giàu văn hóa, đầy tự hào và trách nhiệm với di sản. “Du khách chắc chắn sẽ hài lòng khi chúng ta thông tin đầy đủ và làm cho họ hiểu được 70% doanh thu từ những tấm vé tham quan của họ được dành lại cho bảo tồn. Nhiều du khách mua vé tham quan phố cổ hơn, sẽ có nhiều công trình cấu thành khu di sản này được khôi phục, giúp các hoạt động và sản phẩm văn hóa dân gian trong khu phố cổ được duy trì và đa dạng hơn. Điều đó tiếp tục trở lại làm phong phú hơn hoạt động trải nghiệm cho du khách và cộng đồng địa phương, tạo nên sức hấp dẫn của một điểm đến du lịch di sản văn hóa và điểm mạnh này sẽ tác động tích cực tới việc quay trở lại của du khách, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch tại địa phương mang đến nhiều cơ hội thu nhập và việc làm hơn cho người dân địa phương” - ông Vân khẳng định.

 VĨNH LỘC – TRỊNH DŨNG

VĨNH LỘC – TRỊNH DŨNG