Đà Nẵng: Triển lãm Sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam

NGUYÊN KHÔI 13/12/2014 10:19

(QNO) - Sáng 12.12, tại Bảo tàng TP.Đà Nẵng (24 Trần Phú, TP.Đà Nẵng), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Bảo tàng Nam Định, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm "Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam".

Nghê gỗ chùa Xổi Thượng, tỉnh Nam Định, thế kỷ XVII – XVIII.
Nghê gỗ chùa Xổi Thượng, tỉnh Nam Định, thế kỷ XVII – XVIII.

Với gần 60 hiện vật từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến Nguyễn, được tạo tác bằng các chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng… và một số tư liệu, tài liệu khoa học phụ của các tổ chức, đồng nghiệp có liên quan như hình ảnh, các bản vẽ đạc họa, tường giải trên cơ sở nghiên cứu hiện vật... hình tượng sư tử và nghê lần đầu tiên ra mắt công chúng trong và ngoài nước.

Nghê gốm xã Giao Yến, tỉnh Nam Định, thế kỷ XVII.
Nghê gốm xã Giao Yến, tỉnh Nam Định, thế kỷ XVII.

 Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm định hướng thẩm mỹ công chúng trên cơ sở sưu tập hiện vật bảo tàng để giáo dục toàn diện về trí - đức - thể - mỹ, từ đó giúp công chúng nâng cao sự hiểu biết và biết trân trọng và tự hào với kho tàng di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Nghê gốm trưng bày tại triển lãm.
Nghê gốm trưng bày tại triển lãm.

Triển lãm cũng đóng góp vào nỗ lực chung của toàn xã hội  trong việc nâng cao nhận thức thẩm mỹ của công chúng hướng đến mục đích không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

: Nghê đất nung thế kỷ XIV.
 Nghê đất nung thế kỷ XIV.

Trong tâm thức người Việt, Nghê là một linh thú. Do nhu cầu thiên hóa cũng như sự phát triển đa dạng của linh vật này, nghê có nhiều dạng thức, như: sư tử nghê, kỳ lân nghê, long nghê, khuyển nghê. Trong đó, sư tử nghê thân thường mập và ngắn xuất hiện nhiều trong mỹ thuật Lý-Trần, gắn bó mật thiết với Phật giáo, nhìn chung to lớn, thường cõng tòa sen rất khác với sư tử đá ở vùng Viễn Đông.

Trong tâm thức người Việt, Nghê là một linh thú. Do nhu cầu thiên hóa cũng như sự phát triển đa dạng của linh vật này, nghê có nhiều dạng thức, như: sư tử nghê, kỳ lân nghê, long nghê, khuyển nghê. Trong đó, sư tử nghê thân thường mập và ngắn xuất hiện nhiều trong mỹ thuật Lý-Trần, gắn bó mật thiết với Phật giáo, nhìn chung to lớn, thường cõng tòa sen rất khác với sư tử đá ở vùng Viễn Đông.

Ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL TP.Đà Nẵng cho biết, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, sự xuất hiện của sử tử đá Trung Hoa tại một số điểm di tích hoặc trong không gian văn hóa người Việt đã trở thành một trong những vấn đề tranh luận sôi nổi trên báo chí. Từ góc nhìn văn hóa truyền thống mang tính biểu tượng, không gian tín ngưỡng cổ truyền đã định hình qua nhiều thế kỷ đang bị lai căng, pha tạp và biến dạng. Điều này có nguyên nhân từ khoảng trống trong giáo dục di sản nghệ thuật và đặc biệt là thiếu cơ hội để công chúng được khám phá và tìm hiểu một cách căn bản về nét đẹp tạo hình cũng như ý nghĩa biểu tượng văn hóa của một số hình tượng linh vật trong nghệ thuật cổ Việt Nam. Vì vậy, đây là dịp giúp công chúng xem và hiểu hơn những giá trị thẩm mỹ của cha ông.

Triển lãm kéo dài từ ngày 12.12 đến ngày 23.12.

 Linh vật nghê bằng đá trưng bày tại triển lãm.
Linh vật nghê bằng đá trưng bày tại triển lãm.
Sư tử đá thế kỷ 11, Chùa Bà Tâm, Hà Nội.
Sư tử đá thế kỷ 11, Chùa Bà Tâm, Hà Nội.
Bộ lư hương bằng gốm và đôi nghê gỗ thế kỷ XIX.
Bộ lư hương bằng gốm và đôi nghê gỗ thế kỷ XIX.
Nghê gỗ, Đình Giá, Nam Định thế kỷ XVIII.
Nghê gỗ, Đình Giá, Nam Định thế kỷ XVIII.

NGUYÊN KHÔI

NGUYÊN KHÔI