Mai một nghề đan rổ ở xóm Bàu

PHƯỚC HIẾU 02/12/2023 09:15

Một thời nghề đan rổ thủ công ở xóm Bàu, thôn Vân Quật xã Duy Thành (Duy Xuyên) khá hưng thịnh. Cách đây hàng chục năm ở xóm Bàu có chừng 65 hộ làm nghề đan đát, nay chỉ khoảng 5 - 6 hộ còn làm nghề.

Tùy theo sản phẩm mà chẻ nan tre có độ dày mỏng.
Tùy theo sản phẩm mà chẻ nan tre có độ dày mỏng.

Cứ đến tháng Giêng, người dân trong thôn Vân Quật đi thu mua tre về ngâm trong nước để khi đan rổ có độ dẻo, bền và không bị mối mọt. Cụ ông Nguyễn Nhu (SN 1932, thôn Vân Quật) cho biết, ông gắn bó với nghề đan rổ thủ công hơn 80 năm nay. Trước đây, phần lớn người dân làm nông nghiệp nên nhà nông rất cần thúng, rổ, mủng để giê, xúc lúa, sàn gạo… Gia đình nào có 3 - 4 người làm nghề này thì thu nhập cũng được vài triệu đồng/tháng.

Xỏ từng nan tre theo thứ tự đều nhau.
Xỏ từng nan tre theo thứ tự đều nhau.

Để làm ra chiếc rổ, mủng đẹp cần phải trải qua nhiều công đoạn như chặt, cưa tre thành từng đoạn rồi chẻ, vót, phơi nan, đan, tạo vành… Tùy theo từng sản phẩm mà chẻ nan với độ dày, mỏng khác nhau.

Chiếc rổ còn giai đoạn làm đáy với nhiều ô vuông rất đẹp mắt.
Chiếc rổ còn giai đoạn làm đáy với nhiều ô vuông rất đẹp mắt.

Thương lái Lê Thị Công (thôn Vân Quật) cho hay: “Tôi buôn rổ, mủng, nia từ 14 tuổi, khách hàng tôi bỏ sỉ, lẻ chủ yếu ở Đại Lộc, Thăng Bình. Tôi thường thu mua hàng nhiều vào tháng Chạp, tháng Giêng vì lúc này nhiều nhà nông có nhu cầu sử dụng để hái rau, làm lúa… Hiện tại, tôi ít thu mua các sản phẩm này vì khó tiêu thụ hơn trước” - bà Công nói.

Luồn dây cước để tạo vành rổ chắc chắn.
Luồn dây cước để tạo vành rổ chắc chắn.
Chiếc rổ được đan khá kỳ công và tỉ mỉ.
Chiếc rổ được đan khá kỳ công và tỉ mỉ.
Những chiếc rổ được dùng để xúc lúa, đựng rau khá bền.
Những chiếc rổ được dùng để xúc lúa, đựng rau khá bền.

PHƯỚC HIẾU