Ưu, nhược điểm của năng lượng mặt trời bạn cần biết

P.V 15/01/2024 15:00

(PR) - Năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng tái tạo hiệu quả nhất hiện nay. Không chỉ đem đến lợi ích cho môi trường mà còn giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí tiền điện hiệu quả. Tuy nhiên, giống như các nguồn năng lượng tái tạo khác, năng lượng mặt trời cũng có những hạn chế nhất định. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của năng lượng mặt trời và cho bạn biết có nên đầu tư vào hệ thống này hay không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Ưu điểm của năng lượng mặt trời

Nguồn năng lượng dồi dào, sẵn có

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, chúng tự động sản sinh mỗi ngày mà không sợ cạn kiệt (ít nhất trong 5 tỷ năm nữa theo các nhà khoa học). Vì vậy mà con người có thể khai thác liên tục mà không lo ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.

 

Giúp tiết kiệm tiền điện

Lắp điện năng lượng mặt trời là một giải pháp tiết kiệm điện hiệu quả cho các ngôi nhà sử dụng nhiều điện lưới. Thay vì tiêu thụ điện lưới, hệ thống điện mặt trời sẽ tạo ra điện để cung cấp cho các thiết bị điện, giúp giảm thiểu chi phí tiền điện hiệu quả.

Tạo nguồn thu nhập thụ động khi có chính sách giá FIT

Không chỉ giúp giảm thiểu chi phí tiền điện, hệ thống điện mặt trời còn có thể giúp chủ nhà tạo ra nguồn thu nhập thụ động khi nhà nước có chế độ mua điện mặt trời trở lại.

Hỗ trợ bảo vệ môi trường

Hệ thống điện mặt trời hoạt động theo cơ chế hấp thụ ánh sáng và chuyển đổi thành điện năng nên không sinh ra khí thải carbon như các công nghệ sản xuất điện truyền thống. Do đó, công nghệ này đang được cả thế giới khuyến khích phát triển để đạt tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030.

Hệ thống hoạt động lâu dài, ít phải sửa chữa, thay thế

Hệ thống điện mặt trời có tuổi thọ trung bình từ 25-30 năm và đặc biệt hệ thống không sử dụng động cơ nên không gây hao mòn như các sản phẩm máy phát điện chạy bằng xăng, dầu trên thị trường. Điều này giúp hệ thống hoạt động ổn định, lâu dài mà không phải sửa chữa hay thay thế gây tốn kém chi phí.

Hệ thống vận hành tự động, dễ sử dụng

Sau khi lắp đặt và kích hoạt, hệ thống có thể vận hành tự động mà người dùng không phải can thiệp vào bất cứ tính năng nào. Tuy nhiên, để theo dõi sản lượng điện mặt trời tạo ra, tiêu thụ và lưu trữ, bạn có thể theo dõi thông qua ứng dụng cài đặt sẵn trên thiết bị di động. Từ đó bạn có thể giám sát hệ thống và phát hiện kịp thời các lỗi xảy ra, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả của hệ thống.

Tăng giá trị cho công trình lắp đặt

Các hệ thống điện mặt trời trên mái có thể tận dụng không gian trống trên mái, giúp chống nóng cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, với thiết kế hiện đại, các tấm pin còn mang đến vẻ đẹp hiện đại cho công trình lắp đặt. Đồng thời, hệ thống còn giúp gia tăng giá trị bất động sản cho ngôi nhà, giúp chủ đầu tư dễ dàng trao đổi, mua bán và thu về lợi nhuận.

 

Nhược điểm của năng lượng mặt trời

Chi phí ban đầu khá cao

Các thành phần cấu tạo nên hệ thống điện mặt trời như các tấm pin mặt trời, biến tần hòa lưới và pin lưu trữ lithium… đều có giá thành tương đối cao. Do đó, mà chi phí tổng thể cho một dự án điện mặt trời cũng khá đắt đỏ. Tùy vào công suất đầu tư và loại hệ thống lắp đặt mà thời gian hoàn vốn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường một hệ thống điện mặt trời sẽ có thời gian hoàn vốn từ 5 đến 6 năm và sau đó thì người dùng có thể sử dụng điện mặt trời miễn phí trong khoảng thời gian còn lại hệ thống.

Phụ thuộc nhiều vào thời tiết

Sản lượng điện mặt trời phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Trong những ngày nắng đẹp, lượng bức xạ mặt trời lớn thì tấm pin sẽ tạo ra sản lượng điện nhiều hơn. Ngược lại vào những ngày trời âm u, ít ánh sáng thì tấm pin cũng sẽ tạo ra sản lượng điện ít hơn. Đặc biệt, vào buổi tối, tấm pin sẽ không thể tạo ra điện năng. Do đó, nếu muốn sử dụng điện mặt trời vào buổi tối thì bạn phải lắp thêm bộ lưu điện để tích trữ năng lượng dư thừa vào ban ngày.

Có nên đầu tư vào hệ thống điện mặt trời?

Câu trả lời vẫn là CÓ. Vì tất cả các nguồn năng lượng hiện nay đều tồn tại những ưu, nhược điểm riêng, bao gồm cả năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, so sánh giữa các nguồn năng lượng thì năng lượng mặt trời vẫn vượt trội hơn bởi nguồn tài nguyên dồi dào, dễ dàng khai thác, dễ dàng vận hành và đem lại hiệu quả chuyển đổi tốt. Đặc biệt, những hạn chế của hệ thống về giá thành và hiệu suất cũng đã được cải thiện đáng kể.

Hiệu suất tấm pin ngày càng được cải thiện: Các công nghệ mới liên tục được ra đời nhằm cải thiện hiệu suất và tuổi thọ tấm pin. Giúp các tấm pin gia tăng tuổi thọ, hiệu suất và mang đến sản lượng điện mặt trời lớn hơn. Chẳng hạn như tấm pin mặt trời mới nhất của SUNEMIT SU-03 N-type 580W có hiệu suất 22.5%, cao hơn so với pin thế hệ cũ SU-02 450W có hiệu suất 21.45%.

Giá thành tấm pin ngày càng rẻ hơn: Nhờ các tiến bộ về công nghệ mà chi phí sản xuất các tấm pin mặt trời ngày càng rẻ hơn. Do đó mà chi phí cho một hệ thống điện mặt trời cũng giảm đi đáng kể, giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí và nhanh chóng thu hồi vốn.

Hệ thống điện mặt trời do SUNEMIT lắp đặt
Hệ thống điện mặt trời do SUNEMIT lắp đặt

Vì vậy, nếu muốn lắp đặt điện mặt trời thì bạn có thể đầu tư ngay từ bây giờ. Với mức giá hợp lý và tính hiệu quả của hệ thống, bạn sẽ sớm thu hồi vốn và đem về mức lợi nhuận tốt nhất cho mình.

Hãy liên hệ cho chúng tôi khi có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời bạn nhé!

Thông tin Công ty Điện mặt trời SUNEMIT:

Hotline: 0946868498 – 0943968848

Website: https://sunemit.com

Văn phòng miền Bắc: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.

Văn phòng miền Nam: KĐT Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

P.V