[eMagazine] - Nặng lòng với kiến trúc xưa
(QNO) - Từ lá mỳ trắng tinh, thơm lừng, trong những lần rong ruổi bán buôn sau tấm lưng gầy của mẹ, duyên nợ đẩy Dương Văn Việt (SN 1977, quê phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn) đến với niềm đam mê kiến trúc truyền thống. Rồi sau này lớn lên, dù làm ăn, sinh sống tại TP.Hồ Chí Minh, anh vẫn đeo đuổi với ngôn ngữ kiến trúc bất tận, mong muốn mang về, cống hiến cho quê nhà.
(QNO) - Từ lá mỳ trắng tinh, thơm lừng, trong những lần rong ruổi bán buôn sau tấm lưng gầy của mẹ, duyên nợ đẩy Dương Văn Việt (SN 1977, quê phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn) đến với niềm đam mê kiến trúc truyền thống. Rồi sau này lớn lên, dù làm ăn, sinh sống tại TP.Hồ Chí Minh, anh vẫn đeo đuổi với ngôn ngữ kiến trúc bất tận, mong muốn mang về, cống hiến cho quê nhà.
Nhiều người bảo, Điện Phương là cái nôi của mỳ Quảng. Không biết thực hư nguồn cội như thế nào nhưng Dương Văn Việt khẳng định, trước đây, quê anh người người, nhà nhà đều tráng mỳ, nấu mỳ gánh đi bán. Từ lúc mặt trời chưa hừng, mùi khói trấu lẫn trong mùi thơm đặc biệt của gạo mới, kèm theo tiếng nổ tí tách mỗi lần ai đó nhen lửa tráng mỳ. Hình ảnh và thanh âm đó đã hằn sâu trong miền ký ức của anh Việt, bởi tuổi thơ là những ngày băng đồng đạp xe chở mỳ lá xuống Hội An cho mẹ bán.
Năm tháng ấy cũng là khoảng thời gian ảnh hưởng đến tâm hồn và tư duy nghệ thuật của anh bây giờ. Mẹ anh bán mỳ ở chợ Hội An, ven sông Hoài. Bà bán hết mẻ mỳ thứ nhất thì tới nửa buổi, Dương Văn Việt lại chở thêm cho mẹ bán. Giao mỳ xong, anh không về nhà mà lượn lờ qua phố cổ.
Thích thú với lối kiến trúc truyền thống, nên tới những nơi đình, chùa, miếu, tự... anh đều mải mê ngắm nhìn. Sau này đi học, Việt cũng dành đam mê cho những môn liên quan tới hình học, vật lý, hội hoạ... Năm 1996, Dương Văn Việt thi đỗ vào Trường Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh. Đây là bước ngoặt quan trọng, mở ra định hướng nghệ thuật cho anh đến bây giờ.
Dương Văn Việt kể, những năm đó, vào TP.Hồ Chí Minh học, sinh viên miền Trung như anh chỉ có đem theo khoai lang trong người để "mài chữ". Khó khăn nhiều nhưng học đúng ngành đam mê nên ngoài giờ lên lớp, anh còn chủ động tìm tài liệu, đi thực tế nhiều nơi có kiến trúc độc đáo, riêng biệt.
Trong quãng thời gian này, anh được lĩnh hội chiều sâu của nhiều dạng không gian mà trước đây anh biết khá mơ hồ. Không những tiếp thu kiến thức về kiến trúc truyền thống của Việt Nam và thế giới, anh còn được tiếp cận với kiến trúc đương đại - phong cách sử dụng hình khối, tối giản họa tiết, hoa văn; kiến trúc hữu cơ - sử dụng vật liệu tự nhiên để tạo nên không gian sống gần gũi. Từ đó, anh bắt đầu tham gia thử sức, kiến tập ở nhiều công trình lớn để cọ xát thực tế.
Khi thành lập Công ty TNHH Tư vấn thiết kế kiến trúc và xây dựng Sông Hoài, Việt may mắn nhận được nhiều công trình văn hoá lớn như chùa Kỳ Viên (quận 3, TP.Hồ Chí Minh) mang phong cách Myanmar; chùa Linh Sơn (quận 1, TP.Hồ Chí Minh) mang phong cách Nhật Bản... Anh chia sẻ, khó khăn nhất trong thiết kế kiến trúc truyền thống là khâu sử dụng các họa tiết và hình khối sao cho thật tinh tế, tránh sự lặp lại, khó phân biệt nét riêng.
Lớn lên ở Điện Phương, nơi có những tư liệu văn hoá - lịch sử lớn như di tích Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ Quốc ngữ, dù sinh sống, làm ăn nơi đất khách, nhưng Dương Văn Việt luôn tự hào về quê hương bổn xứ. Chính tình cảm đặc biệt ấy, cộng với tình yêu nghệ thuật nên dù góp công vào nhiều công trình văn hoá ở khắp nơi nhưng anh vẫn đau đáu "câu chuyện" của quê mình.
Khi biết thông tin Quảng Nam có kế hoạch xây dựng công trình "Khu di tích Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ Quốc ngữ" và thị xã Điện Bàn tổ chức cuộc thi thiết kế về dự án, anh Việt phấn khởi không hẳn trên vai trò là một đơn vị tư vấn thiết kế, mà còn tự hào vì những giá trị văn hoá của quê hương sắp được lan tỏa, lưu chứng bằng những công trình cụ thể.
Thời điểm này, tư liệu về di tích Dinh trấn Thanh Chiêm còn rời rạc, mơ hồ, phần lớn thông tin nằm trên sách báo và lời kể của các bậc cao niên. Vì vậy, khi tìm hiểu để tham gia thiết kế công trình này, anh Việt cùng với nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng với thái độ sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu để hoàn thiện bằng tâm huyết của một người con quê hương.
[VIDEO] - Phối cảnh 3D công trình "Công viên Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ Quốc ngữ":
Trước khi hình thành ý tưởng, Dương Văn Việt cùng nhóm nghiên cứu của mình ngoài tra cứu tài liệu cũng đã tìm gặp những người lớn tuổi ở Điện Phương, xin thêm tư liệu và góc nhìn về Dinh trấn Thanh Chiêm trước đây để hạn chế tối thiểu phần sai lệch trong thiết kế.
Chính sự đặc biệt này của viên gạch Thành Tĩnh mà Dương Văn Việt đã đưa vào làm vật liệu chính để tư vấn thiết kế xây dựng công trình "Công viên Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ Quốc ngữ".