Quy định chi tiết về thuế khoán cho hộ kinh doanh
(PR) - Hộ kinh doanh có đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế và là một nguồn thu thuế đáng kể cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, , nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm bớt gánh nặng thuế cho hộ kinh doanh, chính phủ đã ban hành các quy định cụ thể về thuế khoán. Phương pháp tính thuế này thường áp dụng cho các hộ có mức doanh thu thấp với thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Giới thiệu về thuế khoán
Thuế khoán là một loại thuế trọn gói áp dụng cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức thu nhập thấp và khó xác định rõ ràng. Thay vì phải kê khai hóa đơn, chứng từ phức tạp, hộ kinh doanh sẽ nộp một khoản thuế được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền. Mức thuế này được tính dựa trên các căn cứ: hồ sơ tự khai của hộ kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và các ý kiến tham vấn từ Hội đồng tư vấn thuế cấp xã.
Phương pháp thuế khoán mang lại nhiều lợi ích cho cả hộ kinh doanh và cơ quan quản lý thuế. Đối với hộ kinh doanh, thuế khoán giúp giảm bớt gánh nặng thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đối với cơ quan có thẩm quyền, thuế khoán giúp đơn giản hóa công tác quản lý, tăng cường hiệu quả thu thuế và khuyến khích hộ kinh doanh tự giác nộp thuế.
Các đối tượng phải tham gia nộp thuế khoán
Theo quy định của Điều 3 và Điều 7 trong Thông tư 40/2021/TT-BTC, thuế khoán có thể áp dụng đông đảo cho các đối tượng là hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, có hai trường hợp không áp dụng thuế khoán:
●Hộ và cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai (bao gồm hộ/cá nhân kinh doanh quy mô lớn hoặc quy mô nhỏ, vừa nhưng chọn nộp theo phương pháp này).
●Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh (bao gồm các cá nhân kinh doanh không hoạt động thường xuyên và không có địa điểm cố định)
Đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng trong năm sẽ không cần nộp thuế GTGT và thuế TNCN. Tuy nhiên, những hộ/cá nhân kinh doanh này phải đảm bảo kê khai chính xác, trung thực và nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định của luật pháp.
The Smile hướng dẫn cách ước tính thuế khoán
Thuế khoán là phương pháp tính thuế đơn giản và thuận tiện cho hộ kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh doanh vẫn gặp khó khăn trong việc tính toán do chưa nắm rõ quy định và cách thức thực hiện. Hiểu được điều này, The Smile sẽ chia sẻ hướng dẫn chi tiết về cách ước tính loại thuế này khi bạn sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể, nhằm giúp các hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế một cách chính xác và hiệu quả.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC, công thức tính thuế khoán áp dụng cho cả hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh như sau:
●Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ thuế GTGT x Doanh thu tính thuế GTGT.
●Số thuế TNCN phải nộp = Tỷ lệ thuế TNCN x Doanh thu tính thuế TNCN.
Trong đó:
●Tỷ lệ thuế GTGT và TNCN được quy định riêng cho từng danh mục ngành nghề trong Thông tư 40/2021/TT-BTC. Tỷ lệ thuế thường dao động từ 0.5% - 5% và có một số ngành nghề được miễn thuế GTGT.
●Doanh thu tính thuế bao gồm tổng số tiền từ việc bán hàng, gia công, cung ứng dịch vụ, hoa hồng, và các khoản khác như thưởng, hỗ trợ doanh số, khuyến mại, chiết khấu,...
Lưu ý: Doanh thu tính thuế không phân biệt giữa việc đã nhận tiền hay chưa nhận tiền từ các giao dịch.
Quy trình đăng ký và nộp thuế khoán
Nắm rõ quy trình đăng ký và nộp thuế khoán là điều kiện tiên quyết để cá nhân và hộ kinh doanh thực hiện đúng nghĩa vụ thuế và tránh được vi phạm các quy định của pháp luật.
Thời gian nộp
Thời hạn nộp thuế khoán được quy định trong Điểm b Khoản 8 Điều 13 của Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:
●Hộ kinh doanh cần nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo thời hạn được ghi trên Thông báo nộp tiền từ cơ quan thuế. Thời hạn cuối cùng là ngày cuối cùng của tháng đó. Trong trường hợp hộ kinh doanh mới hoặc có thay đổi hoạt động kinh doanh, thời hạn nộp thuế là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo.
●Đối với hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh do cơ quan thuế yêu cầu, thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn là không quá ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu đó.
Hồ sơ chuẩn bị
Hộ kinh doanh cần khai thuế khoán một lần mỗi năm theo tờ khai do cơ quan thuế cung cấp từ ngày 20/11/2023 đến ngày 05/12/2023, sử dụng mẫu số 01/CNKD. Đối với hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, khi khai thuế cho doanh thu trên hóa đơn lẻ thì phải kê khai từng lần phát sinh và sử dụng mẫu số 01/CNKD theo quy định.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hồ sơ kê khai thuế khoán sẽ bao gồm các tài liệu sau:
●Tờ khai thuế (mẫu 01/CNKD đã được ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC)
●Bản sao của hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh.
●Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.
●Bản sao các tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và dịch vụ như bảng kê thu mua hàng nông sản, bảng kê hàng hóa mua bán, hóa đơn mua hàng nhập khẩu,...
Cách thức nộp
Hai hình thức nộp thuế khoán phổ biến hiện nay là nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc nộp online qua ứng dụng eTax Mobile. Các hộ và cá nhân kinh doanh có thể lựa chọn bất kỳ hình thức nào tùy theo nhu cầu.
Nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của mỗi cá nhân, tổ chức, trong đó có hộ kinh doanh. Vì vậy, mỗi hộ kinh doanh đều cần thực hiện kê khai, nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Nếu bạn chưa nắm rõ cách nộp thuế thì hãy tham khảo dich vụ kế toán thuế tại The Smile. Hãy cùng chung tay tạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ The Smile:
- Điện thoại: 1900 8888 72
- Zalo: 0918 020 040
- Website: thesmile.vn
Văn phòng:
- LP-03.16 tòa Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, phường 22, Bình Thạnh, TP HCM.
- 27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, TP HCM.
- 106/19B Lưu Chí Hiếu, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP. HCM.