Genève, và bản tin chiều ngày 7/5/1954
(QNO) - Tháng 1/1954, Ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp họp tại Beclin, Đức, quyết định sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế ở Genève để giải quyết hai vấn đề: chiến tranh tại Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Ngày 26/4/1954, khi Quân đội nhân dân Việt Nam kết thúc chiến dịch tấn công đợt 2 ở Điện Biên Phủ thì Hội nghị Genève bắt đầu được khai mạc. Tham dự hội nghị có đại diện của Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, chính quyền Bảo Đại, Campuchia và Lào. Ban đầu, hội nghị không bàn ngay về vấn đề Đông Dương, mà về vấn đề chiến tranh Triều Tiên.
Vào lúc 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, quân Pháp kéo cờ trắng ở chảo lửa Điện Biên Phủ. Tin dữ bay về gây chấn động Tướng Pháp Navarre và các đoàn đại biểu tham gia hội nghị về Đông Dương. Do đó, sáng ngày 8/5/1954, vấn đề Đông Dương đưa lên bàn nghị sự.
Phái đoàn Việt Nam do ông Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn cùng với 2 phái đoàn của Campuchia và Lào chính thức tham gia. Lập trường của các đoàn đại biểu các nước phương Tây là hiếu chiến. Đoàn đại biểu Mỹ âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương, thay chân Pháp xâm lược Đông Dương. Đoàn đại biểu của Vương quốc Anh thì chủ trương ủng hộ Pháp thương lượng trên thế mạnh.
Phe chủ chiến ở Pháp bị đánh đổ, Mendès France thuộc phái chủ hòa lập chính phủ mới. Ngày 18/6/1954, khi nhậm chức, ông Mendès France tuyên bố sẽ từ chức, nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương. Vào thời điểm này, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm Thủ tướng thay Bửu Lộc dưới quyền Bảo Đại.
Tại cuộc họp đêm 20/7/1954, 5 trưởng đoàn Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam vào phút chót mới thỏa thuận lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến phân vùng, và thời hạn tổng tuyển cử ấn định là hai năm.
Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng, với thiện chí của phái đoàn Việt Nam, ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève về đình chỉ chiến tranh ở Đông Dương được ký kết.
Sự chia cắt chỉ là tạm thời. Hai miền phải thống nhất trước tháng 7/1956, bằng tổng tuyển cử "tự do và dân chủ". Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc và Việt Minh rút khỏi miền Nam trong thời hạn 300 ngày; người dân có quyền lựa chọn ở miền Bắc hay miền Nam, trong thời gian đó, họ được tự do đi lại. Nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm nhập lãnh thổ Việt Nam. Một Ủy ban giám sát quốc tế gồm có Ba Lan, Ấn Độ và Canađa sẽ giám sát việc thi hành các điều khoản của hiệp định.
Thi hành Hiệp định Genève, tổ chức phân công ông Hồ Nghinh ở lại miền Nam hoạt động công khai, dưới vỏ bọc Bí thư Đảng bộ Đảng xã hội Quảng Nam. Sau khi anh em thuê được căn phòng, treo bảng Cơ quan Đảng xã hội Quảng Nam, ông xuống Tam Kỳ để hoạt động công khai, đòi thi hành nghiêm chỉnh hiệp định đình chiến. Vừa đến Tam Thái thì xảy ra vụ Nguyễn Viết Liệu. Trưởng ban Tài Mậu Nguyễn Viết Liệu đã vào Quy Nhơn chờ đi tập kết thì, Khu ủy 5 điều về ra công khai. Đang cùng ông Hồ Nghinh xuống Tam Kỳ, bị bọn ngóc đầu dậy đón lại hỏi giấy tờ. Ông Hồ Nghinh đi sau, biết chuyện không lành, liền lách vào xóm, thoát.
Chúng buộc Nguyễn Viết Liệu nói xấu Đảng. Thà chết không chịu nhục, nhưng chưa nghĩ ra, làm sao chết, khi bị trói cắp ké giữa chợ Cẩm Khê. Hoãn binh chi kế. Ông nói tao đói, ăn no mới chửi Cộng sản được. Chúng đem đến một tô mỳ Quảng, cởi trói. Bưng tô mỳ, ông nói, mỳ chi không có ớt. Tên đưa mỳ nói có ớt đó. Ông nói, ớt chi không cay. Ớt thiệt cay ăn mỳ mới ngon. Miệng nói, mắt nhìn quầy bán thịt heo, bất ngờ, ông chồm tới, chụp con dao phay của bà bán thịt, mổ bụng, moi ruột ra, hô lớn Hồ Chủ tịch muôn năm. Đảng Cộng sản muôn năm! Cả chợ Cẩm Khê như ong vỡ tổ. Một cụ già nhà gần chợ, nói: Đúng là Cộng sản, thật là anh hùng!
Ông Hồ Nghinh rời Tam Kỳ, theo đường kiệt, băng đồng, lội bộ ra đến Điện Tiến thì gặp đám thanh niên tự vệ bắt trói… may quá, gặp Tưởng Cơ - cán bộ xây dựng căn cứ của Tỉnh ủy giải vây, đưa ông tìm gặp ông Võ Văn Đặng là thành viên Ủy ban Liên hiệp Giám sát đình chiến, dàn xếp đưa ông qua bên kia sông Bến Hải…
Năm 1956, theo yêu cầu của Pháp, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử sĩ 2 quan tham gia tìm mộ lính Pháp. Ông Hồ Nghinh được cử vào Đoàn, bay vào Đà Nẵng.
Ông Phạm Đức Nam thoát ra khỏi Điện Bàn bằng thuyền vượt biển cập bến Bình Sơn, vào đến Quy Nhơn kịp đi chuyến tàu gần cuối cùng đến Hà Nội vào ngày 10/4/1955, chưa được thấy Bác Hồ, thì ngày 10/5/1955, ông nhận lệnh tham gia trong Ủy ban Liên hiệp Giám sát đình chiến. Sáng ngày 15/7/1955, ông Hồ Nghinh đeo lon Đại tá, đang ngồi nói chuyện với Trung úy Combre, người Pháp, thấy ông Phạm Đức Nam đeo lon Đại úy đi vào, liền đứng dậy vẫy tay, hai người bên nhau cùng Trung úy Combre về khách sạn Moran.
Sau mấy tháng Chính phủ Pháp thấy Ủy ban quốc tế Giám sát đình chiến không hoạt động được và việc đi tìm mộ lính Pháp tử trận trong cuộc xâm lược không có kết quả, tay sai của Thủ tướng Ngô Đình Diệm - con bài của Mỹ, làm khó dễ, không cho Đoàn đi dạo thành phố, sống như bị giam lỏng, chúng luôn cho côn đồ kéo đến trước khách sạn nói tục, hô đả đảo Cộng sản…
Thấy Diệm bất hợp tác và xem thường, Pháp đơn phương dẹp cái vụ đi tìm mộ. Lúc này ông Hồ Nghinh đinh ninh làm gì có chuyện ‘‘hai năm’’ và làm sao có thể tổ chức Tổng tuyển cử ‘‘tự do và dân chủ’’. Ông bay ra Hà Nội báo cáo tình hình. Ngày 15/10/1955, ông lại bay vào Đà Nẵng, gặp thời điểm Ngô Đình Diệm tổ chức ‘‘Trưng cầu ý dân’’, truất phế Bảo Đại để giữ ghế Tổng thống - một Tổng thống được bầu cử với thông điệp các Ban bầu cử phải tổ chức thực thi: Phiếu xanh - ảnh Bảo Đại, bỏ giỏ. Phiếu đỏ - ảnh Diệm, bỏ thùng, Tức là phải thắng tuyện đối! Kết quả công bố Diệm đạt 99,9% phiếu bầu!
Tay sai Diệm lại cho tay chân đến trước khách sạn, hô đả đảo Cộng sản, ba chặp ném đất đá vào cái phòng của Đoàn trong khách sạn. Chúng gây áp lực nhằm buộc Đoàn vào ở trong sân bay Đà Nẵng, dù bị phản đối. Vào phi trường Đà Nẵng, chúng bố trí ở trong một căn phòng chật chội, lại phản đối, đòi có chỗ ở rộng, sạch sẽ, thế là chúng đưa Đoàn qua ở trong một cái phòng nhỏ trong khu kho An Đồn, ở đây không còn lính Liên hiệp Pháp, toàn lính của Diệm. Sau gần hai năm, Ủy ban Giám sát đình chiến không làm được gì. Sau ‘‘hai năm’’, không có một ngày hòa bình. Can thiệp Mỹ lộ nguyên hình hài. Thế là, tháng 1/1956, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ông Hồ Nghinh, ông Phạm Đức Nam về lại Hà Nội…
Đến 4 năm sau, khi có Nghị quyết 15 tháng 1/1959, ông Hồ Nghinh liên lạc được 36 người con của Quảng Nam - Đà Nẵng cùng về Quảng Nam. Đây là những cán bộ ra miền Bắc bằng nhiều con đường khác nhau - người may mắn vào đến Quy Nhơn kip chuyến tàu cuối cùng, nhiều người chèo thuyền vượt sóng gió biển khơi qua được bên kia sông Bến Hải, một ít người liều đi qua cầu Hiền Lương, một số người phải soi đường núi lội bộ mấy tháng trời.
Đoàn về Nam do ông Hồ Nghinh dẫn đầu đến tháng 10/1959 thì đến làng Ba Ghì, Bến Hiên - nơi có láng trại tranh lá rừng của cơ quan Tỉnh ủy do Mười Khôi làm Bí thư. Từ vùng căn cứ giữa núi rừng Tây Quảng Nam, cùng với cán bộ trụ lại ăn không đủ no, sốt rét rừng vàng da, với nhân dân anh hùng cả miền núi và miền xuôi, kề vai sát cánh, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, chống lại một đội quân nhà nghề thuộc loại mạnh và giàu nhất thế giới, có lực lượng tay sai hùng hậu được Mỹ trang bị tận răng, trả lương hậu hĩnh có nhiệm vụ chính là ca ngợi Mỹ đầu não của Thế giới tự do và Tổng thống Ngô Đình Diệm anh minh, và nói xấu Cộng sản.
Không hề có ‘‘hai năm’’ như trên giấy mà phải trải qua 20 năm trời mới có mùa xuân Hòa bình - tháng Ba năm 1975.