Văn hóa

Tôn lên vẻ đẹp từ sắc màu thổ cẩm

ALĂNG NGƯỚC - THÀNH CÔNG 06/07/2024 22:30

(QNO) - Khoác lên mình bộ trang phục từ thổ cẩm truyền thống, những chàng trai, cô gái của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Nam Giang đã tự hào giới thiệu nét đẹp của dân tộc mình, sự kế thừa và tiếp nối văn hóa của lớp trẻ, từ thổ cẩm...

Người trẻ vùng cao tự tin trình diễn sắc phục truyền thống. Ảnh: N.C
Người trẻ vùng cao tự tin trình diễn sắc phục truyền thống. Ảnh: N.C

Là huyện miền núi phía tây xứ Quảng, Nam Giang có đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số như Cơ Tu, Ve, Tà Riềng... sinh sống. Thổ cẩm truyền thống từ lâu được người dân sử dụng, là bản sắc dân tộc, nét đẹp riêng, phản ánh sự khéo léo, tài hoa của những phụ nữ vùng cao gửi vào trong từng tấm vải.

Theo ông Châu Văn Ngọ - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, những trang phục thổ cẩm luôn có một sức hút đặc biệt không chỉ với cộng đồng các dân tộc thiểu số mà còn tạo được ấn tượng với đông đảo du khách, các nhà nghiên cứu. Tinh hoa văn hóa, nét đẹp truyền thống của từng tộc người được khéo léo chuyển tải thông qua từng hoa văn, họa tiết trên tấm thổ cẩm.

977a0824-a0d45393b309c68ef8420626e135e5fd.jpg
Bằng chất liệu hoa văn độc đáo, những chiếc thổ cẩm mang màu sắc riêng biệt, tạo sức hút cho người xem. Ảnh: N.C

Tại liên hoan "Âm vang cồng chiêng" lần thứ VI vừa được huyện Nam Giang tổ chức, tất cả các diễn viên, nghệ nhân cùng đông đảo bà con dân tộc thiểu số ở huyện Nam Giang đều tự tin khoác các bộ trang phục truyền thống về dự ngày hội. Sắc thổ cẩm tràn ngập không gian lễ hội, tôn lên vẻ đẹp của các chàng trai, cô gái Cơ Tu, Ve, Tà Riềng.

"Những bộ trang phục thổ cẩm được thiết kế tinh tế hơn, kết hợp với các yếu tố hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên hồn cốt dân tộc, vừa tôn lên vẻ đẹp truyền thống vừa tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các xu hướng trang phục hiện đại" - ông Ngọ chia sẻ.

977a0848.jpg
Trang phục truyền thống như tôn thêm vẻ đẹp cho phụ nữ vùng cao. Ảnh: N.C

Ông Trần Ngọc Hùng - Trưởng Phòng VH-TT huyện Nam Giang cho rằng, việc cách tân trang phục thổ cẩm không chỉ giúp quảng bá văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số huyện Nam Giang mà còn khẳng định vị thế của thổ cẩm trong tương lai. Bởi những bộ trang phục này luôn thu hút sự chú ý của du khách và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà thiết kế thời trang, góp phần nâng tầm văn hóa của đồng bào miền núi.

"Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, trang phục thổ cẩm của Nam Giang đã trở thành biểu tượng văn hóa đặc trưng, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số, đồng thời tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với những người yêu thích tìm hiểu về văn hóa các tộc người thiểu số ở Quảng Nam nói chung, trên địa bàn huyện Nam Giang nói riêng" - ông Hùng nhấn mạnh.

977a0760.jpg
Cuộc trình diễn tái hiện khoảnh khắc nhịp sống đời thường của cộng đồng. Ảnh: N.C
977a0825.jpg
Vẻ đẹp của thiếu nữ với trang phục truyền thống Cơ Tu. Ảnh: N.C
977a0823.jpg
Hoạt cảnh đời thường với sự góp mặt của các "diễn viên nhí". Ảnh: N.C
977a0800.jpg
Trang phục truyền thống của đồng bào Tà Riềng đơn giản nhưng cuốn hút người xem. Ảnh: N.C
977a0855.jpg
Cùng tạo dáng với sắc phục "từ quá khứ đến hiện tại". Ảnh: N.C
977a0733.jpg
Thời trang công sở được đồng bào Ve cách tân. Ảnh: N.C
977a0810.jpg
Vẻ đẹp của thiếu nữ Cơ Tu bên chiếc đàn Âng'jưl truyền thống. Ảnh: N.C
977a0859.jpg
Trang phục thổ cẩm kết hợp cùng giáo mác và trang sức. Ảnh: N.C
977a0835.jpg
Hình ảnh đáng yêu của một gia đình nhỏ trong sắc màu truyền thống. Ảnh: N.C
977a0864.jpg
Trang phục ngày cưới của đồng bào Cơ Tu. Ảnh: N.C
977a0818.jpg
Nét duyên các chàng trai, cô gái vùng cao tại Liên hoan "Âm vang cồng chiêng" huyện Nam Giang. Ảnh: N.C

ALĂNG NGƯỚC - THÀNH CÔNG