Bạn cần biết

5 dị tật cơ xương thường gặp ở trẻ mà phụ huynh nên lưu tâm

P.V 08/07/2024 12:47

(PR) - Hệ cơ xương đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vận động và phát triển thể chất của trẻ. Tuy nhiên, trẻ em có thể gặp phải một số dị tật cơ xương bẩm sinh hoặc mắc phải trong quá trình phát triển. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các dị tật này là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tương lai của trẻ.

Bài viết này sẽ giới thiệu 5 dị tật cơ xương thường gặp ở trẻ mà phụ huynh nên lưu tâm để có thể nhận biết và đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời nếu nghi ngờ mắc bệnh.

1. Bàn chân khoèo bẩm sinh

Bàn chân khoèo bẩm sinh là tình trạng biến dạng hình học của bàn chân, thường do sự phát triển bất thường của xương và khớp trong thời kỳ bào thai. Ngoài ra, bàn chân khoèo còn có thể do các thói quen sai cách như đi giày dép không phù hợp, gót cao hoặc đế cứng có thể gây áp lực lên bàn chân, dẫn đến biến dạng.

Tận dụng giai đoạn phát triển ở trẻ nhỏ, việc chỉnh hình cần được tiến hành sớm khi xương, khớp và các dây chằng vẫn còn mềm dẻo và dễ uốn nắn. Ponseti là phương pháp điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh phổ biến nhất được áp dụng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Phương pháp này sử dụng bó bột thạch cao để dần dần xoay bàn chân về vị trí bình thường. Quá trình bó bột thường được thực hiện mỗi tuần một lần trong 4 - 8 tuần.

Ngoài phương pháp Ponseti, một số phương pháp điều trị khác cho trẻ bị bàn chân khoèo bẩm sinh bao gồm:

- Chỉnh hình: Sử dụng nẹp hoặc dụng cụ chỉnh hình để hỗ trợ bàn chân và ngăn ngừa biến dạng tái phát.

- Vật lý trị liệu: Giúp cải thiện tính linh hoạt và sức mạnh của cơ bắp xung quanh bàn chân.

Một số bài tập vật lý trị liệu thường được chỉ định:

- Xoa bóp và giãn cơ ngón chân, mu bàn chân và cẳng chân

- Kéo giãn thụ động khớp cổ chân - bàn chân

441-202407081246551.jpg
Đế lót chỉnh hình là thiết kế giúp hỗ trợ giữ bàn chân của trẻ ở đúng vị trí và cải thiện tư thế đi lại

2. Bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là tình trạng vòm bàn chân bị hạ thấp hoặc biến mất hoàn toàn, khiến cho lòng bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất khi đứng. Trẻ bị bàn chân bẹt có thể do bất thường trong quá trình phát triển xương, mang giày dép không phù hợp, đi đứng sai tư thế hoặc tham gia các hoạt động thể thao quá sức có thể khiến cho vòm bàn chân bị hạ thấp theo thời gian.

Việc điều trị bàn chân bẹt ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của tình trạng và độ tuổi của trẻ. Một số phương pháp thường được áp dụng:

- Vật lý trị liệu: Giúp tăng cường sức mạnh và kéo giãn cơ, từ đó có thể giúp nâng cao vòm bàn chân.

- Đeo nẹp hoặc dụng cụ chỉnh hình: Nẹp hoặc dụng cụ chỉnh hình có thể được sử dụng để hỗ trợ vòm bàn chân và ngăn ngừa biến dạng tái phát.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích bệnh nhân thực hiện nhiều bài tập cho bé bị bàn chân bẹt cho bé như: kéo giãn gót chân, nâng vòm bàn chân,... để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

3. Chân vòng kiềng

Chân vòng kiềng là tình trạng hai đầu gối hướng vào nhau trong khi mắt cá chân chạm vào nhau khi đứng thẳng. Một số trẻ em sinh ra với chân vòng kiềng do yếu tố di truyền hoặc bất thường trong quá trình phát triển xương. Một số yếu tố khác: Béo phì, còi xương, yếu cơ, chấn thương... cũng có thể dẫn đến chân vòng kiềng.

Chân vòng kiềng thường tự cải thiện theo thời gian ở hầu hết trẻ em khi xương phát triển. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, trẻ cần được điều trị bằng một số phương pháp như:

- Các bài tập vật lý trị liệu: Có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tư thế của trẻ.

- Nẹp chỉnh hình: Được sử dụng để giúp điều chỉnh vị trí của chân khi trẻ đi lại hoặc ngủ.

- Phẫu thuật: Chỉ được thực hiện trong trường hợp chân vòng kiềng nặng và không cải thiện sau khi áp dụng các phương pháp điều trị khác.

Một số bài tập vật lý trị liệu phổ biến cho trẻ bị chân vòng kiềng bao gồm:

- Bài tập cho cơ duỗi hông

- Bài tập cho cơ đùi trong

- Bài tập xoay cổ chân

441-202407081246552.jpg
Tại Myrehab Matsuoka, trẻ được hướng dẫn và tập luyện cùng các chuyên gia để đảm bảo an toàn và hiệu quả phục hồi

4. Vẹo cổ

Vẹo cổ là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi. Tình trạng này xảy ra do cơ ức đòn chũm bị xơ hóa, dẫn đến hạn chế vận động của cột sống cổ, khiến đầu trẻ bị nghiêng sang một bên và khó xoay về phía bên còn lại được.

Vẹo cổ bẩm sinh là tình trạng có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và điều trị bằng vật lý trị liệu kịp thời, liên tục và đúng cách. Cha mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu vẹo cổ và đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu cho trẻ bị vẹo cổ phổ biến cho vẹo cổ ở trẻ:

- Kéo giãn cơ ức đòn chũm

- Massage

- Bài tập xoay cổ, xoa bóp và làm mềm khối cơ…

5. Cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên, hình chữ S hoặc chữ C. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi dậy thì. Cong vẹo cột sống ở trẻ có thể do bẩm sinh (dị tật cột sống từ trong thai kỳ) hoặc thói quen sinh hoạt sai (mang balo, cặp sách nặng; ngồi học sai cách như cúi sát bàn, tì ngực vào bàn, ngồi nghiêng hoặc co chân lên ghế…).

Các phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng để điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ bao gồm:

- Chườm nóng/lạnh: Giúp giảm đau và viêm.

- Massage: Giúp thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng.

- Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Như đai lưng hoặc áo nẹp để giữ cột sống ở vị trí đúng.

- Điều chỉnh tư thế: Hướng dẫn trẻ ngồi, đứng và nằm đúng cách để giảm áp lực lên cột sống.

- Liệu pháp vận động: Các bài tập chữa cong vẹo cột sống đặc biệt giúp điều chỉnh và cải thiện độ cong của cột sống.

Trên đây là 5 dị tật cơ xương thường gặp ở trẻ mà phụ huynh cần lưu tâm. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các dị tật này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc về các vấn đề sức khỏe cơ xương khớp cho trẻ, quý phụ huynh vui lòng liên hệ với MYREHAB MATSUOKA tại hotline 1900 3181 để được giải đáp hoặc cập nhật các thông tin y khoa tại website https://myrehab-matsuoka.com/.

P.V