1-(1).png

Nhìn lại giải pháp trùng tu Chùa Cầu

H.HUY - M.TẠO29/07/2024 16:24

(QNO) - Dư luận những ngày qua chú ý đến diện mạo có phần "màu sắc" của Chùa Cầu sau đợt đại trùng tu. Báo Quảng Nam đã có bài viết của chuyên gia về vấn đề này, khẳng định cơ quan chức năng đã làm đúng, làm tốt công tác trùng tu di tích đặc biệt này. Hãy cùng Báo Quảng Nam nhìn lại giải pháp trùng tu được xây dựng, tính toán kỹ lưỡng từ những ngày đầu tiên.

2.png
Chùa Cầu đã qua 7 lần trùng tu lớn nhỏ trong lịch sử.

Di tích Chùa Cầu - Cầu Nhật Bản - Lai Viễn Kiều là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo hiếm thấy và đã trở thành biểu tượng của thành phố Hội An - Di sản văn hóa thế giới.

Di tích đã trải qua khoảng 400 năm tồn tại với ít nhất 7 lần trùng tu, sửa chữa lớn nhỏ trong lịch sử. Quan thời gian và chịu tác động bởi thiên tai khắc nghiệt cũng như các tác động khách quan khác, Chùa Cầu không tránh khỏi xuống cấp và việc tu bổ di tích trở nên cấp thiết nhằm giữ gìn toàn vẹn và lâu dài giá trị của di tích.

3.png
Khoan địa chất đánh giá cấu trúc địa tầng.

Cuối năm 2022, dự án đại trùng tu Chùa Cầu với tổng kinh phí 20,2 tỷ đồng được tỉnh Quảng Nam triển khai. Đây được xem là lần trùng tu theo phương pháp hạ giải quy mô, bài bản nhất.

4.png
Đo độ rung của di tích (ảnh trái) và đánh giá cấu kiện gỗ bằng kinh nghiệm (ảnh phải)

Với ý nghĩa và giá trị đặc biệt nêu trên, việc tu bổ di tích Chùa Cầu được xem là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, cần quan tâm và thực hiện một cách hết sức thận trọng, tỉ mỉ, bài bản, khoa học trong tất cả các khâu từ nghiên cứu, khảo sát xây dựng phương án đến tổ chức triển khai thi công tu bổ.

Qua các thời kì, công tác đánh giá hiện trạng kỹ thuật của di tích được đặc biệt chú trọng và thực hiện kỹ lưỡng toàn diện từ tổng thể đến chi tiết, từ cấu trúc nhìn thấy và không nhìn thấy cũng như kết hợp kinh nghiệm truyền thống với áp dụng khoa học công nghệ hiện đại.

5.png

Trong một thời gian dài, công tác nghiên cứu lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật của di tích được tập trung, nhằm củng cố thiết lập hệ thống cứ liệu khoa học, làm cơ sở cho việc xây dựng phương án tu bổ một cách xác hợp nhất.

Rất nhiều bài viết công trình nghiên cứu đã được thực hiện để phục vụ dự án, được tập hợp, trình bày trong ấn phẩm sách Chùa Cầu.

6.png
Việc hóa nghiệm xác định cấu trúc vật liệu gốc được thực hiện khi bắt đầu triển khai thi công.

Số hóa kiến trúc công trình là công việc quan trọng để làm cơ sở dữ liệu khoa học cho việc so sánh đối chiếu trước trong và sau khi hoàn thành tu bổ.

7.png
Số hóa 3D bằng công nghệ scan laser.

Việc vẽ ghi kiến trúc được thực hiện chi tiết, tỉ mỉ bởi các chuyên gia.

8.png
9.png
Phối hợp xây dựng mô hình 3D với sự chủ trì và tài trợ từ phía Nhật Bản.

Quan điểm giải pháp tu bổ được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng thông qua nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm giữa các nhà khoa học nhà quản lý cũng như tham vấn cộng đồng cư dân địa phương.

10.png
Ký kết hỗ trợ chuyên gia Nhật Bản tư vấn dự án.
11.png
Hội thảo quốc tế về trùng tu Chùa Cầu năm 2016.

Những nguyên tắc cơ bản đối với việc trùng tu Chùa Cầu: Bảo tồn tối đa các yếu tố gốc, duy trì đồng thời giá trị và chức năng di tích; mọi sự can thiệp phải trên cơ sở tôn trọng khoa học, lịch sử và đảm bảo ổn định lâu dài; ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp; duy trì tham vấn và ghi lại diễn biến quá trình.

Lắp dựng nhà bao che vừa bảo quản di tích, bảo vệ công trình và phục vụ công tác thi công, đồng thời tạo điều kiện cho du khách được tham quan quá trình trùng tu.

12.png
24.png
Với nhà bao che kiên cố, toàn bộ quá trình trùng tu Chùa Cầu đều có thể phục vụ du khách tham quan; cạnh đó cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ quá trình trùng tu.

Việc hạ giải, bao gồm toàn phần hay từng phần được xem xét thấu đáo trước khi thực hiện.

13.png
Cấu kiện hạ giải được đo vẽ, chụp ảnh và bảo quản chu đáo trong suốt quá trình tu bổ.

Việc gia cố, chắp nối, vá cấu kiện như cấu kiện gỗ, bờ mái, con giống, chi tiết trang trí... được tính toán thật kỹ lưỡng đảm bảo yếu tố bền vững, mỹ thuật và tương đồng chất liệu.

14.png

Đánh dấu ký hiệu tất cả các cấu kiện tương ứng giữa hiện trạng lẫn bản vẽ trước khi hạ giải để tái định vị (lắp dựng lại đúng vị trí ban đầu) sau khi xử lý.

15.png

Chống đỡ ổn định toàn bộ phần thân móng, mố trụ; gia cố bơm keo, vữa vào các vết nứt; nạo vét bùn, vệ sinh và đổ bê tông gia cố đế móng.

16.png

Gia cố, nẹp buộc để hạ giải từng phần các con giống, bờ mái, chi tiết trang trí và lắp dựng lại sau khi gia cố, sửa chữa, giữ lại tối đa các thành phần nguyên gốc.

17.png

Tháo dỡ mái ngói theo trình tự, vệ sinh, phân loại bảo quản và tận dụng lại tối đa. Ngói mới thay thế phải tương đồng về kích cỡ, hình dáng, cấu trúc, vật liệu... với ngói cũ theo từng vị trí.

18.png

Hạ giải cục bộ từng phần hệ khung gỗ sau khi cân nhắc thấu đáo phương án. Ưu tiên việc gia cố, sửa chữa để giữ lại tối đa thành phần nguyên gốc của cấu kiện. Vật liệu thay thế phải tương đồng, bao gồm cả sơn phết hoàn thiện.

19.png
20.png

Nguồn: Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An và tổng hợp.

H.HUY - M.TẠO