Trục trung tâm Bắc Kinh (Trung Quốc) được thành lập lần đầu tiên vào năm 1271 gồm các cung điện và vườn hoàng gia, công trình tế lễ, tòa nhà nghi lễ và công cộng, là minh chứng cho sự phát triển của Bắc Kinh từ hệ thống triều đại hoàng gia và truyền thống quy hoạch đô thị của Trung Quốc. Ảnh: Pixabay Cảnh quan văn hóa của hồ Kenozero tại Liên bang Nga (nơi có 77% diện tích đất nước nằm ở châu Á) gồm các công trình bằng gỗ bản địa, phản ánh sự quản lý cộng đồng đối với nông nghiệp và thiên nhiên. Những địa danh xã hội, văn hóa làm nổi bật mối liên hệ tâm linh của cư dân với môi trường nơi đây. Ảnh: Wikimedia Commons UNESCO cho biết, nằm ở phía tây bắc Iran, Hegmataneh là trung tâm văn hóa cung cấp bằng chứng quan trọng và hiếm có về nền văn minh Medes. Ảnh: Wikimedia Commons Nằm ở chân đồi của dãy núi Patkai ở phía đông Assam, nghĩa trang hoàng gia Tai-Ahom của Ấn Độ có những gò chôn cất tạo thành một vùng địa lý thiêng liêng. Ảnh: Wikimedia Commons Khu vực núi Phu Phrabat (Thái Lan) trưng bày bộ sưu tập đá Sīma tại chỗ lớn nhất thế giới của thời kỳ Dvaravati (thế kỷ thứ 7 - 11 sau công nguyên), là bằng chứng vật lý về sự sinh sống của con người trong hơn hai thiên niên kỷ. Ảnh: Wikimedia Commons Mỏ vàng đảo Sado (Nhật Bản) được hình thành từ 5 khu vực, minh họa cho nhiều phương pháp khai thác phi cơ giới khác nhau. Ảnh: Wikimedia Commons Nằm trên các cồn cát ven biển ở thành phố Nuseirat, tàn tích của tu viện Saint Hilarion/ Tell Umm Amer của Palestine đại diện cho một trong những địa điểm tu viện sớm nhất ở Trung Đông, có niên đại từ thế kỷ thứ 4, đặt nền móng cho sự lan rộng của các hoạt động tu viện trong khu vực. Ảnh: UNESCO Hang động ở công viên quốc gia NiahClayborneoguy của Malaysia chứa đựng những ghi chép lâu đời nhất được biết đến về sự tương tác của con người với rừng mưa nhiệt đới, kéo dài ít nhất 50 nghìn năm. Ảnh: Wikimedia Commonshttps:="" creativecommons.org="" li...<="" a=""> Khu khảo cổ Al-Faw của Ả-rập Xê-út tọa lạc tại điểm chiến lược của các tuyến đường thương mại cổ đại của bán đảo Ả-rập với gần 12 nghìn di tích khảo cổ được tìm thấy. Ảnh: Wikimedia Commons Khu định cư nông thôn Umm Al-Jimāl ở phía bắc Jordan phát triển từ một khu định cư La Mã trước đó. UNESCO cho biết nơi đây bảo tồn các công trình bazan từ thời Byzantine và Hồi giáo sơ khai. Ảnh: Wikimedia Commons Sa mạc Badain Jaran - những tòa tháp cát và hồ nêu bật sa mạc lớn thứ ba của Trung Quốc vì mật độ các cồn cát lớn, giao nhau với các hồ giữa các cồn cát. Nơi đây trưng bày các đặc điểm địa chất và địa mạo ngoạn mục của cảnh quan và dạng địa hình sa mạc có thể là vô song. Ảnh: AP
NAM VIỆT