Nông nghiệp - Nông thôn

Nghệ nhân đau đáu với nghề truyền thống

THÂN VĨNH LỘC - TUYẾT TRINH 05/09/2024 15:09

(QNO) – Họ là hai trong số 9 nghệ nhân ưu tú của tỉnh, những người luôn khát khao đưa làng nghề hồi sinh, phát triển bền vững nhằm tiếp nối mạch nguồn truyền thống vẻ vang của nghề.

tit chinh

(QNO) – Họ là hai trong số 9 nghệ nhân ưu tú của tỉnh, những người luôn khát khao đưa làng nghề hồi sinh, phát triển bền vững nhằm tiếp nối mạch nguồn truyền thống vẻ vang của nghề.

TIT PHU 1

Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Huỳnh Sướng - Cơ sở sản xuất mộc Kim Bồng Huỳnh Ri (xã Cẩm Kim, TP.Hội An) tâm sự, ông luôn tự hào khi nhắc đến công lao to lớn của các bậc tiền nhân nghề mộc Kim Bồng đã để lại những công trình kiến trúc độc đáo làm nên tên tuổi cho làng. Đó không chỉ là khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới mà còn thể hiện ở nhiều công trình kiến trúc gỗ độc đáo khắp nơi, đặc biệt cố đô Huế. Chính những công trình này đã minh chứng giá trị, tài năng của các thế hệ cha ông, để rồi trải qua bao thời gian cùng biến cố lịch sử làng mộc Kim Bồng vẫn không bị mai một mà còn tạo niềm tin vững chắc giúp các thế hệ thợ nghề tiếp nối, duy trì, bảo tồn hiệu quả làng mộc truyền thống Kim Bồng.

tg1, tg2
Những thế hệ thợ giỏi tiếp nối truyền thống các làng nghề.

Còn nhớ, để khôi phục và phát triển làng mộc Kim Bồng, năm 1996 UBND thị xã Hội An (nay là UBND TP.Hội An) chỉ đạo Phòng Kinh tế Hội An vận động Nghệ nhân nhân dân (NNND) Huỳnh Ri (cha NNƯT Huỳnh Sướng) xóa bỏ quy phong của gia tộc để dạy nghề cho con em ngoài dòng tộc. Mặc dù là vấn đề nan giải nhưng với sự thấu hiểu, NNND Huỳnh Ri đã đồng ý mở lớp đào tạo nghề đầu tiên với 15 học viên tham gia. Đến nay, hơn 100 con em của làng đã thành những thợ giỏi và đang tiếp tục giữ gìn nghề. Nhiều con em từ các địa phương khác trong cả nước cũng đến làng Kim Bồng xin học nghề.

Làng mộc Kim Bồng đã thực sự hồi sinh. Không những vậy, các thế hệ trẻ cũng đã kế thừa được những tinh hoa của cha ông để lại, đồng thời giao thoa, phát triển tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với quá trình hội nhập và xu thế thị trường. Tiếng tăm sản phẩm mộc Kim Bồng cũng đã vươn xa hơn ra cả nước và thế giới.

nn1, nn2
NNƯT Huỳnh Sướng.

Theo NNƯT Huỳnh Sướng, để có được thành quả như hôm nay, cha ông - NNND Huỳnh Ri đã truyền dạy cho anh em ông, nhất là những kỹ thuật tạo ra nhiều sản phẩm mang đậm nét đặc trưng của làng mộc Kim Bồng. Đặc biệt, lan tỏa “thương hiệu” làng nghề vươn xa ra thế giới.

BOX O SUONG
TIT PHU 2

Cũng giống như NNƯT Huỳnh Sướng, NNƯT Dương Ngọc Tiễn luôn trăn trở, thôi thúc tìm lại “ánh hào quang” một thời cho làng nghề đúc đồng Phước Kiều (phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn).

hn9.png
Nghề đúc đồng Phước Kiều (phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn).

Là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng Quảng Nam với hơn 400 năm lịch sử, làng đúc đồng Phước Kiều hình thành kể từ khi chúa Nguyễn đặt lỵ sở Dinh trấn Quảng Nam tại vùng đất Thanh Chiêm vào đầu thế kỷ XVII. Ở giai đoạn hình thành, sản phẩm làng nghề Phước Kiều chủ yếu phục vụ các lễ nghi, sinh hoạt của Hành cung Dinh trấn Quảng Nam như lư đèn, cồng, chiêng, nồi niêu... và những vật dụng phục vụ trong các cuộc chiến tranh giữa chúa Nguyễn - chúa Trịnh và chúa Nguyễn - nhà Tây Sơn như giáo mác, gươm đao, ấn tín...

Dưới triều nhà Nguyễn, loại hình sản phẩm nhạc cụ cồng chiêng phát triển mạnh, làm nên thương hiệu Phước Kiều trong một thời gian dài, đồng thời đặt mối quan hệ mật thiết, quan trọng với “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thông qua việc cung cấp các sản phẩm âm nhạc cồng chiêng cho các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên Việt Nam.

NNƯT Dương Ngọc Tiễn nhìn nhận, qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, tuy nghề đã được hồi sinh phát triển nhưng cũng đối diện với áp lực của kinh tế thị trường, nhất là sự xuất hiện của các sản phẩm sản xuất công nghiệp, máy móc… khiến nghề đúc đồng Phước Kiều có lúc trở nên lao đao, thị trường thu hẹp.

Hệ lụy, thanh niên trai trẻ không còn mặn mà với nghề, thợ lành nghề tìm công việc khác có thu nhập ổn định hơn. Làng nghề khó có thể duy trì được thế hệ kế thừa (một phần do không có trường lớp đào tạo nghề, hầu hết theo hình thức cha truyền con nối). Hiện, làng đúc đồng Phước Kiều ước còn khoảng 8 hộ gia đình và 3 đơn vị doanh nghiệp siêu nhỏ duy trì hoạt động sản xuất đồ đồng (và nhôm), với hơn 30 lao động, nhưng phần lớn đã trên 55 tuổi.

“Các cở sở hầu như đang “tận vét” sức lao động của người thợ để phục vụ công việc sản xuất kinh doanh, trong khi không có kế hoạch đào tạo đội ngũ kế thừa, ít đầu tư công nghệ, hiếm san sẻ công việc cho nhau để làng nghề có cơ hội tồn tại. Chưa kể, thợ giỏi giấu nghề, các cơ sở kinh doanh thì nhập hàng hóa nơi khác về, lợi dụng thương hiệu Phước Kiều để buôn bán...” - NNƯT Dương Ngọc Tiễn dẫn chứng về khó khăn của làng nghề đang đối mặt.

HN 10,11,12,12
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích những người được tôn vinh danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi nhằm tạo động lực bám nghề.

Thực tế, những năm qua Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế khôi phục, phát triển làng nghề đúc đông Phước Kiều như xây dựng Nhà truyền thống, Nhà thờ tổ nghề; hỗ trợ lắp đặt một số trang thiết bị để tăng hiệu quả sản xuất… Nhưng theo NNƯT Dương Ngọc Tiễn, việc này chỉ giải quyết được “bề nổi” về cơ sở hạ tầng, chứ không đi vào chiều sâu nhận thức của những chủ thể làng nghề. Đơn cử, Hội nghề đúc Phước Kiều cũng đã thành lập ra đời cách đây hơn 15 năm nhằm tạo cơ sở, định hướng phát triển làng nghề theo hướng du lịch cộng đồng, nhưng vẫn chưa thấy chuyển biến và hiệu quả.

Cạnh đó, trong lúc đa số làng nghề được đầu tư công nghệ phát triển mạnh mẽ, hàng hóa phong phú, đa dạng; ngược lại Phước Kiều ngày càng tụt hậu và không đủ khả năng để cạnh tranh với các làng nghề khác. May chăng chỉ còn các loại mặt hàng buộc phải chế tạo bằng thủ công trên 70% thì Phước Kiều mới có cơ hội giành được thị phần. Cũng do vậy mà số lượng ngày công bình quân trong năm của thợ làng nghề thấp.

TEXT O TIEN

NNƯT Dương Ngọc Tiễn mong muốn cộng đồng làng nghề, nhất là những người đã được Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý cùng suy ngẫm cứu lấy thương hiệu Phước Kiều lưu truyền cho con cháu. Đặc biệt, Nhà nước nên công nhận làng nghề chế tác cồng chiêng Phước Kiều là “làng nghề di sản”, nhằm tranh thủ các nguồn lực cũng như có cơ hội ghi tên Phước Kiều vào danh sách những di sản cần được bảo vệ, thu hút khách tham quan.

TIT PHU 3

Toàn tỉnh Quảng Nam hiện có 45 làng có nghề, trong đó 34 nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận (4 nghề truyền thống, 30 làng nghề và làng nghề truyền thống), tổng cơ sở sản xuất tham gia tại các làng nghề khoảng trên 2.000 cơ sở. Tuy nhiên, chỉ có có 54 người được công nhận các danh hiệu NNND, NNƯT, nghệ nhân và thợ giỏi. Cụ thể, 2 NNND, 9 NNƯT, 23 nghệ nhân và 20 thợ giỏi.

NNND Nguyễn Văn Tiếp – Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ tỉnh Quảng Nam nhìn nhận, các nghệ nhân, thợ giỏi, đặc biệt là các nghệ nhân chính là báu vật của nghề nên Nhà nước cần có sự quan tâm đúng mức và tôn vinh tài năng các nghệ nhân bằng cách hành động thiết thực.

Dù vậy, Nhà nước vẫn chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ gì cho các nghệ nhân làng nghề. “Tôi cũng đã nhiều lần đề xuất nhà nước nên hỗ trợ cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế cho nghệ nhân nhưng không được vì không có quy định. Tôi nghĩ đây là phần thưởng khuyến khích, động viên nghệ nhân giữ nghề” - NNND Nguyễn Văn Tiếp nói.

TEXT O TIEP

Thực tế cho thấy, không ít làng nghề truyền thống dần bị mai một, đang đứng trước bờ phá sản, nhưng do còn nghệ nhân truyền dạy nghề nên đã có cơ hội hồi sinh, phát triển. Vì lẽ đó, UBND tỉnh tổ chức tôn vinh kết hợp trao thưởng cho các nghệ nhân, thợ giỏi vừa rồi là việc làm rất cần thiết và ý nghĩa.

Nội dung: THÂN VĨNH LỘC - Đồ họa: TUYẾT TRINH

THÂN VĨNH LỘC - TUYẾT TRINH