Lâm nghiệp

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Quảng Nam: Thay đổi tư duy, cách tiếp cận giữ rừng

PHAN VINH 14/09/2024 08:52

(QNO) - Nhiều dự án, chương trình phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học đã được triển khai đồng loạt tại Quảng Nam hơn 10 năm qua. Tất cả các hoạt động tuần tra kiểm soát, thực thi các quy định pháp luật, hay hỗ trợ sinh kế cho người dân vùng đệm nhằm hướng tới mục tiêu chung là thay đổi thái độ của con người bằng lối sống chan hòa với thiên nhiên.

TIT CHINH

(QNO) - Nhiều dự án, chương trình phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học đã được triển khai đồng loạt tại Quảng Nam hơn 10 năm qua. Tất cả các hoạt động tuần tra kiểm soát, thực thi các quy định pháp luật, hay hỗ trợ sinh kế cho người dân vùng đệm nhằm hướng tới mục tiêu chung là thay đổi thái độ của con người bằng lối sống chan hòa với thiên nhiên.

TIT BAI_1

Theo Sở TN-MT, Quảng Nam là khu vực có nhiều hệ sinh thái rừng, đất ngập nước và biển có nhiều giá trị cảnh quan và kinh tế. Tuy nhiên, không gian sống của nhiều động thực vật quý hiếm đã và đang bị đe dọa; vì vậy cần thay đổi tư duy, hành động đúng về công tác bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH).

TIT PHU_1

Với tổng diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng là 769.790ha, rừng Quảng Nam có 1.129 loài thực vật, 111 loài thú, với nhiều loài thú được xác nhận đang bị đe dọa trên toàn cầu với mức độ sắp nguy cấp; 270 loài chim; 48 loài bò sát. Trong khi đó, tổng diện tích đất ngập nước khoảng 71.000ha với gần 950 loài sinh vật. Đặc biệt, ở khu vực đất ngập nước sông Đầm (TP.Tam Kỳ) được ghi nhận có 295 loài chim, có loài cò nhạn nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 211 loài côn trùng...

Tài nguyên đất ngập nước phân bố ở lưu vực sông Tam Kỳ, Vu Gia, Thu Bồn, Trường Giang… với tổng diện tích khoảng 71.049 ha (bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất nuôi trồng thủy sản, đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng).

Còn khu vực biển Tam Hải và các vùng lân cận có 98 loài cá, trong đó có 3 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, có 13 loài động vật thân mềm, 12 loài giáp xác. Rừng Cù Lao Chàm có tổng diện tích rừng nguyên sinh 1.103ha, có 624 loài thực vật, 15 loài thú lớn, trong số này có khỉ vàng và tê tê JAVA, 133 loài thú nhỏ, 33 loài chim và 51 loài bò sát và lưỡng cư. Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm có 311ha rạn san hô với 292 loài san hô cứng, là không gian sinh sống của 277 loài cá, 156 loài thân mềm, 25 loài giáp xác, 22 loài da gai, 97 loài nhuyễn thể...

Ảnh 2 - Sông Đầm có một số loài chim nằm trong sách Đỏ Việt Nam.
Sông Đầm có một số loài chim nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

[VIDEO] - Một số loài động vật hoang dã ở Quảng Nam:

Chiến lược bảo tồn ĐDSH ở Quảng Nam đã được hiện thực hóa rõ nhất thông qua các chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Tiểu dự án 1, Dự án 3); dự án Hành lang ĐDSH Tiểu vùng sông Mê Kông (BCC); dự án Dự trữ các bon và bảo tồn ĐDSH (CarBi); bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng Quảng Nam (KfW10).

Ngoài ra còn có dự án Trường Sơn xanh; mây tre keo bền vững (SBARP) - WWF hỗ trợ cấp chứng chỉ quốc tế về quản lý rừng bền vững; dự án Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển tỉnh Quảng Nam (GCF); chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; chương trình hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ góp phần tái tạo các diện tích rừng đã mất, suy giảm hay phủ xanh các diện tích đất trống.

TIT PHU_2

Tuy giàu hệ sinh thái song độ che phủ rừng của Quảng Nam phần lớn là rừng trồng, rừng nghèo và rừng đang phục hồi. Chỉ tính riêng ở Vườn quốc gia sông Thanh, nơi được triển khai quyết liệt nhiều biện pháp bảo vệ rừng và ĐDSH nhưng chỉ có 18.685ha rừng giàu trong tổng diện tích gần 77.000ha.

Ảnh 4 - Nhiều loài động thực vật ở sông Đầm đã không còn.
Nhiều loài thủy sản giá trị ở sông Đầm đã không còn.

Còn ở khu vực đất ngập nước sông Đầm, ông Phan Đình Ngộ - Trưởng thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng (TP.Tam Kỳ) cho biết, nếu như trước đây, sau mỗi mùa lụt, cá về sông Đầm rất nhiều, người dân chỉ việc đánh lưới cạn là bội thu nhưng vài năm gần đây thì không còn nữa.

"Nhiều loài động vật ở sông Đầm giờ “tăm hơi lặng bóng”. Có loại tảo cho lươn sống, tảo chết thì lươn cũng không thấy đâu nữa. Cá diếc ở sông Đầm trước đây nhiều vô kể giờ rất khó bắt được. Đặc biệt nhất là loài rạm bè, mỗi đầu tháng 5 Âm lịch là rạm xuất hiện, kết bè nổi trên mặt sông, nhưng từ 3-4 năm nay cũng không thấy" - ông Ngộ nói.

Ảnh 5 - Cua đá Cù Lao Chàm được gắn tem trước khi bán cho du khách.
Cua đá Cù Lao Chàm được gắn tem trước khi bán cho du khách.

Cách đây 11 năm, một sáng kiến về "Ngân hàng sinh thái" cua đá Cù Lao Chàm được thành lập được giới truyền thông, báo chí và cộng đồng quan tâm. Mô hình này do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) hỗ trợ thực hiện từ cuối tháng 2/2013, với sự tham gia của lực lượng khai thác và tình nguyện viên bảo vệ cua đá. Cua đá bị khai thác sẽ được giám sát chặt chẽ, được dán nhãn sinh thái và cho phép sử dụng nếu đáp ứng các thông số quy định về kích thước mai cua, không mang trứng, hạn chế số lượng.

Ngược lại, cua đá sẽ bị thu giữ, trả lại môi trường tự nhiên tại “Ngân hàng sinh thái”. Cua đá bày bán trên thị trường mà không dán nhãn sinh thái được xem là bất hợp pháp. Ban đầu, dự án được hoạt động bởi Tổ cộng đồng bảo vệ và khai thác hợp lý cua đá Cù Lao Chàm, sau đó, đổi thành Hợp tác xã cua đá Cù Lao Chàm.

Theo ông Nguyễn Văn Vũ - Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, số lượng cua đá bị sụt giảm khoảng 50% kể từ khi dự án "Ngân hàng sinh thái" cua đá Cù Lao Chàm kết thúc vào năm 2019. Con số này khiến các nhà nghiên cứu, người làm công tác bảo tồn ĐDSH bất ngờ khi nơi đây từng là điểm sáng của mô hình bảo tồn biển.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là cơ quan chức năng đã buông lỏng quản lý, không khảo sát, kiểm kê, đánh giá toàn diện trong một thời gian dài và tư duy, nhận thức sai lệch từ chính những người thực thi dự án của Hợp tác xã cua đá Cù Lao Chàm khiến cho tình trạng săn bắt cua đá trái phép diễn ra một cách... hợp thức hóa.

Ảnh 6 - Tình trạng thiếu biên chế quản lý rừng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Tình trạng thiếu biên chế quản lý rừng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Trong khi đó, những năm qua, tình trạng thiếu biên chế quản lý rừng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo tồn ĐDSH. Đặc biệt, đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, việc dừng triển khai quy định mức chi hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 theo Nghị quyết số 38 của HĐND tỉnh cũng làm sụt giảm chất lượng tuần tra, giám sát rừng, gây khó khăn trong công tác quản lý của chủ rừng và một số địa phương cấp xã.

box_1.png

Trong giai đoạn 2021 - 2022, tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF – Việt Nam) đã thực hiện cuộc điều tra về tiêu thụ động vật hoang dã ở Quảng Nam và một số tỉnh thành miền Trung. Kết quả cho thấy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là mắt xích trung gian chính trong chuỗi cung ứng thịt động vật hoang dã.

Từ kết quả khảo sát, các cơ quan ban ngành cùng WWF – Việt Nam đã tổ chức nhiều chương trình sự kiện tuyên truyền cho các đối tượng có khả năng thuộc nhóm người tiêu thụ động vật hoang dã. Năm 2023, UBND TP.Tam Kỳ phát động chương trình hành động "Tam Kỳ - thành phố không thịt động vật hoang dã", đây là địa phương cấp huyện đầu tiên trong cả nước quyết liệt với vấn nạn tiêu thụ thịt động vật hoang dã.

Ngoài ra, các cơ quan ban ngành của tỉnh còn tổ chức nhiều sự kiện truyền thông khác với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, lữ hành, lưu trú, gây nuôi động vật hoang dã và tiến hành thực hiện cam kết trong việc bảo vệ động vật hoang dã với các chủ cơ sở.

box_2.png
TIT PHU_3

Nhằm bảo tồn giá trị ĐDSH rừng Việt Nam, Hợp phần bảo tồn ĐDSH thuộc Dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC), do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT là chủ dự án, được tổ chức WWF - Việt Nam và các đối tác thực hiện tại 21 khu rừng đặc dụng và phòng hộ tại 6 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng và 3 vườn quốc gia trực thuộc Trung ương gồm Cúc Phương, Bạch Mã và Cát Tiên, trong giai đoạn 2021 - 2026.

Ông Nick Cox - Giám đốc Hợp phần bảo tồn ĐDSH do USAID tài trợ cho biết: "Trong 1 đến 2 thập kỷ qua, Quảng Nam thực sự đã là một nơi tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ, quản lý rừng và bảo tồn ĐDSH. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ưu tiên cấp bách, các phương án để đối phó mối đe dọa vẫn đang diễn ra đối với ĐDSH.

CAU NOI ONG NIXCOD

Theo tổ chức WWF - Việt Nam, "Thuyết thay đổi" được chọn làm kim chỉ nam cho việc thiết kế và thực hiện dự án. Cụ thể, "Thuyết thay đổi" tập trung vào việc thay đổi tư duy, nhận thức và thái độ của người quản lý rừng, cộng đồng vùng đệm, đơn vị thực thi pháp luật và người dân tiêu thụ sản phẩm từ rừng theo giả thuyết "Nếu - Thì".

Ảnh 10 – Ban Quản lý Vườn Quốc gia sông Thanh hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân vùng đệm.
Ban Quản lý Vườn Quốc gia sông Thanh hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân vùng đệm.

Nếu các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng có động cơ và cơ hội để chuyển từ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không bền vững sang các luồng thu nhập thân thiện với bảo tồn; nếu ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ cải thiện công tác quản lý, trách nhiệm giải trình và đảm bảo quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chia sẻ lợi ích và quản trị; nếu các phương pháp thực thi pháp luật được đưa vào mục tiêu và hiệu chỉnh phù hợp theo từng nút thắt trong chuỗi cung ứng sản phẩm lâm nghiệp bất hợp pháp từ rừng đến thị trường và tăng cường các biện pháp ngăn ngừa và giảm sự sẵn có của các sản phẩm lâm nghiệp bất hợp pháp; nếu các cộng đồng được nâng cao nhận thức về các rủi ro liên quan đến việc săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã và sau đó giảm nhu cầu của họ...; thì các động cơ thúc đẩy cộng đồng địa phương tham gia vào tội phạm lâm nghiệp sẽ bị xóa bỏ, các chuỗi cung ứng sản phẩm có nguồn gốc từ rừng trái phép sẽ bị phá vỡ hiệu quả, và các khu rừng đặc dụng, phòng hộ cùng các loài thú rừng sinh sống tại đó sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Thực hiện: PHAN VINH
Đồ họa: NGUYỄN TUẤN

Bài cuối: Bảo tồn từ... vùng đệm

PHAN VINH