Thế giới

Giống lúa mới ứng phó biến đổi khí hậu tại Nhật Bản

QUỐC HƯNG

(QNO) - Tại ngôi làng Kamimomi của Nhật Bản, nhà nông bắt đầu thu hoạch lúa trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, sớm hơn hai tuần so với bình thường.

nb1.jpg
Nông dân Nhật Bản gặt lúa trên đồng ruộng bậc thang ở làng Kamimomi, tỉnh Okayama. Ảnh: AP

Làng Kamimomi nằm ở tỉnh Okayama phía tây Nhật Bản vốn được mệnh danh là "Vùng đất của ánh nắng" vì thời tiết dễ chịu và thuận lợi. Nhưng nông dân địa phương chứng kiến biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng đến vụ thu hoạch lúa.

Nông dân Joji Terasaka cho biết năm ngoái, thời tiết nắng nóng làm lúa nhanh khô héo, hạt trở nên nhỏ và mỏng hơn. Làng Kamimomi lo lắng về điều đó trong vụ mùa cuối năm vì thời tiết sẽ nóng như vậy.

Năm nay, Nhật Bản có tháng 7 nóng nhất trong lịch sử. Cơ quan thời tiết Nhật Bản thông tin nhiệt tại nước này độ cao hơn 2,16 độ C so với mức trung bình trong khi nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới tăng 1,2 độ C kể từ năm 1850.

Năm ngoái, Nhật Bản ghi nhận một vụ thu hoạch lúa kém trên toàn quốc do thời tiết nóng bất thường, góp phần làm giảm chất lượng nông sản, đẩy giá gạo tăng đột biến thậm chí gây thiếu hụt trên các kệ bán hàng năm nay, một số nhà bán lẻ áp dụng giới hạn chỉ bán một bao gạo cho mỗi khách hàng.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy việc sử dụng các giống lúa chịu nhiệt do Trung tâm Nghiên cứu Naoto Ohoka phát triển có tên Sai no Kizuna.

Naoto Ohoka cũng là nhà quản lý việc lai tạo lúa tại Trung tâm Nghiên cứu công nghệ nông nghiệp tỉnh Saitama. Naoto Ohoka cho biết, năm ngoái và năm nay rất nóng, nhưng Sai no Kizuna chứng minh vẫn duy trì mức chất lượng nhất định và gạo rất ngon.

nba(1).jpg
So sánh chất lượng các giống lúa tại Trung tâm Nghiên cứu công nghệ nông nghiệp Saitama. Ảnh: AP

Trung tâm Naoto Ohoka trồng hơn 1.000 loại giống lúa và thông qua quá trình thụ phấn chéo, các chuyên gia đánh giá và lựa chọn những giống lúa có năng suất cao nhất để phát triển các giống mới.

Giống lúa Sai no Kizuna được phát triển vào năm 2012 có thể chịu được nhiệt độ cao, cả gió bão và một số loại sâu bệnh tốt hơn. Masutomi khuyến nghị rằng các giống lúa tương tự nên được đưa vào khắp Nhật Bản vào những năm 2040.

Tuy nhiên, thực tế có thể mất tới 10 năm để phát triển một giống mới. Sau khi được chấp thuận đưa ra thị trường, nông dân mới quyết định trồng giống đó. Dù vậy, những người nông dân lớn tuổi không phải lúc nào cũng sẵn sàng chuyển sang các giống khác.

Hiện giống lúa được trồng rộng rãi nhất tại Nhật Bản là Koshihikari lại không phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ cao. Dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho thấy các giống lúa chịu nhiệt hiện chỉ phát triển ở khoảng 15% diện tích ruộng lúa của Nhật Bản.

QUỐC HƯNG