Các chấn thương vai thường gặp và cách điều trị
(PR) - Khớp vai rất dễ bị tổn thương do các hoạt động thể thao, tai nạn hoặc thói quen sinh hoạt không đúng cách. Những chấn thương vai phổ biến như rách chóp xoay, trật khớp vai, cứng khớp hay tổn thương sụn viền khớp có thể gây ra cơn đau kéo dài, hạn chế vận động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
1. Rách chóp xoay
Rách chóp xoay vai là tổn thương xảy ra khi một hoặc nhiều gân trong nhóm cơ chóp xoay bị rách, gây suy giảm hoặc mất khả năng vận động của khớp vai. Các biểu hiện thường gặp gồm:
- Đau vai kéo dài, đặc biệt tăng khi dang hoặc xoay cánh tay.
- Yếu cánh tay, khó thực hiện các động tác hàng ngày như chải đầu hoặc mặc áo.
- Đau lan đến cổ hoặc cánh tay, thường rõ hơn vào ban đêm.
- Giới hạn phạm vi vận động, thậm chí biến dạng vai trong trường hợp nặng.
- Tê hoặc yếu vai do chèn ép dây thần kinh.
Điều trị rách chóp xoay phụ thuộc vào mức độ tổn thương. Việc phối hợp giữa điều trị bảo tồn, phẫu thuật (nếu cần) và tập vật lý trị liệu rách chóp xoay đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Đồng thời, duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ khớp vai một cách hiệu quả.
2. Trật khớp vai
Trật khớp vai xảy ra khi dây chằng bị giãn hoặc tổn thương đột ngột, khiến chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ khớp, gây áp lực lên hệ thống sụn viền và dây chằng bao khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, trật khớp vai có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tổn thương dây thần kinh mũ, mạch máu, chóp xoay vai,...
Để điều trị hiệu quả và phòng ngừa biến chứng, ngoài việc nắn chỉnh khớp và giảm đau, phục hồi chức năng bán trật khớp vai đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vận động và ngăn ngừa tái phát.
3. Cứng khớp vai
Cứng khớp vai chiếm khoảng 2% các tổn thương ở vai và thường xảy ra khi bao khớp vai bị viêm, dẫn đến sự tích tụ mô sẹo và xơ hóa trong khớp. Khi đó, khớp vai trở nên cứng và khó di chuyển, gây đau đớn và hạn chế chức năng vận động của cánh tay.
Ngoài các nguyên nhân chấn thương trực tiếp, một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc cứng khớp vai như đái tháo đường, các vấn đề về tuyến giáp (cường giáp, nhược giáp), các bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, đột quỵ,... Những căn bệnh này có thể làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, giảm lưu thông máu và cung cấp oxy đến các mô, dẫn đến sự xơ cứng và dính trong khớp.
4. Tổn thương sụn viền khớp vai
Sụn viền là một cấu trúc sụn, nằm ở rìa ổ chảo xương bả vai, có vai trò giúp ổn định khớp vai và cải thiện khả năng vận động của vùng vai. Các triệu chứng thường gặp khi sụn viền bị tổn thương như đau vai kéo dài, hạn chế vận động vai, có tiếng lạo xạo khi cử động vai, yếu cơ vai,... Những cơn đau có thể lan rộng ra vùng cổ hoặc lan xuống tay, khiến bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày của người bệnh.
5. Giãn, rách dây chằng bao khớp vai
Khi bị giãn hoặc rách dây chằng bao khớp vai, người bệnh thường phải đối mặt với những cơn đau nhức hoặc mỏi dai dẳng, gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Những cơn đau này thường không chỉ dừng lại ở khớp vai mà còn có thể lan rộng xuống cánh tay, lưng và cổ, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như teo cơ do thiếu vận động, trật khớp vai do sự mất ổn định của khớp và thậm chí là thoái hóa khớp, gây đau đớn và hạn chế vận động lâu dài.
Việc áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn kết hợp với các phục hồi chức năng, là chìa khóa giúp khôi phục sức khỏe khớp vai và ngăn ngừa biến chứng lâu dài. Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen tập luyện hợp lý và phòng ngừa các yếu tố gây tổn thương sẽ góp phần bảo vệ khớp vai, giảm thiểu nguy cơ chấn thương trong tương lai.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề về chấn thương ở tay, hãy tìm đến các trung tâm phục hồi chức năng uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời. Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA là một lựa chọn đáng tin cậy, nơi áp dụng các phương pháp tiêu chuẩn Nhật Bản cùng đội ngũ chuyên gia tận tâm. Truy cập https://myrehab-matsuoka.com/ để biết thêm thông tin chi tiết.