Môi trường

Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024: Lan tỏa "hành động xanh"

HỮU PHÚC - TUYẾT TRINH 23/12/2024 10:08

(QNO) - Gần một năm sau khi phát động hưởng ứng Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024, khắp nơi trên đất nước cũng như các địa phương trong tỉnh đã đồng loạt thực hiện nhiều chiến dịch với quy mô, hình thức khác nhau để hướng đến mục tiêu thay đổi lối sống hòa hợp với thiên nhiên của con người. Và chuyển động rõ nhất của Quảng Nam vì một “hành tinh xanh” là nỗ lực trồng cây xanh, phục hồi đa dạng hệ sinh thái, kiểm soát ô nhiễm…

BIA CHINH

Gần một năm sau khi phát động hưởng ứng Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024, khắp nơi trên đất nước cũng như các địa phương trong tỉnh đã đồng loạt thực hiện nhiều chiến dịch với quy mô, hình thức khác nhau để hướng đến mục tiêu thay đổi lối sống hòa hợp với thiên nhiên của con người. Và chuyển động rõ nhất của Quảng Nam vì một “hành tinh xanh” là nỗ lực trồng cây xanh, phục hồi đa dạng hệ sinh thái, kiểm soát ô nhiễm…

tit phu 1

Những ngày đầu tháng 12/2024, đồng bào Cơ Tu hai thôn Ga’lâu và Arec - xã A Vương và Ta Lang, Atêếp - xã Bha Lêê (Tây Giang) rôm rả nói cười khi lần lượt đặt những cây sao đen, lim xanh xuống dọc ven đường Hồ Chí Minh, trục chính quanh khu dân cư, vị trí có nguy cơ sạt lở đất cao. Hàng nghìn cây bản địa do Công ty TNHH Du Ngoạn Việt (TP.Hồ Chí Minh) hỗ trợ cho địa phương.

Đại diện Công ty TNHH Du Ngoạn Việt cho biết, doanh nghiệp chọn vùng cao Tây Giang để kết nối trồng cây xanh vì muốn truyền đi thông điệp không gian sinh tồn của người Cơ Tu không đâu khác ngoài núi rừng “Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang suy vong”; mặt khác cũng muốn đóng góp một phần trách nhiệm hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025 do Chính phủ phát động.

chum anh 1
Các cộng đồng hai thôn Ga’lâu và Arec - xã A Vương và chủ rừng tổ chức trồng cây xanh do dự án Nhà Xanh của Công ty TNHH Du Ngoạn Việt (TP.Hồ Chí Minh) tài trợ. Ảnh: P.S

Hay trước đó, từ sự tài trợ của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh và ven biển Quảng Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Việt) phủ xanh 10.000 cây lim xanh trên diện tích 9ha thuộc khoảnh 1, tiểu khu 583, xã Tam Đại (Phú Ninh). Được biết, trong lâm phận rừng phòng hộ Phú Ninh chủ rừng chỉ ưu tiên, khuyến khích trồng các loại cây bản địa có chức năng phòng hộ như lim xanh, sao đen nhằm bảo vệ nguồn nước, đất, chống sạt lở đất quanh lòng hồ Phú Ninh.

chum anh 2
Lãnh đạo tỉnh tham gia trồng cây tại xã Duy Hòa, Duy Xuyên nhân Ngày lâm nghiệp Việt Nam 28/11/2024. Ảnh: A.N

Đó chỉ là hai trong số nhiều doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị đồng hành cùng Quảng Nam trong thiết lập đai xanh ở các khu vực xung yếu. Ở vùng đồng bằng ven biển, trồng rừng không còn dấy lên như một phong trào nữa, mà đã được đưa vào chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm cho các chủ rừng, địa phương. Dọc các tuyến đường ven đảo Cù Lao Chàm (Hội An) khu vực phía Đông Bắc Hòn Lao được tăng cường trồng cây chắn gió. Các xã vùng cát ven biển kéo dài từ Duy Xuyên đến Núi Thành, ngành nông nghiệp đều đưa chỉ tiêu trồng mới, trồng dặm rừng ở các khu vực đất trống đồi trọc, không còn rừng.

box.png

Tuy nhiên, trong năm 2024, tỉnh tập trung trồng mới ở các khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng trồng sản xuất, mục tiêu góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết nhu cầu gỗ làm nhà cho người dân.

Ngành lâm nghiệp tỉnh khẳng định, sự thay đổi lớn sau khi phát động Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh lan tỏa rộng rãi trên phạm vi cả nước chính là sự đa dạng các nguồn lực đầu tư lẫn tâm huyết của cộng đồng xã hội. Đó là ngoài ngân sách nhà nước tập trung cho trồng mới, phục hồi quản lý rừng bền vững còn thu hút sự tham gia của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã góp phần nâng cao độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh.

tit phu 2

May mắn cho Quảng Nam Nam là nhiều loại sinh vật quý hiếm từ rừng xuống biển đứng trên bờ tuyệt chủng đã được “giải cứu” thành công nhờ có sự can thiệp, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.

chum anh 3
Rừng nguyên sinh ở miền núi Quảng Nam có giá trị hệ sinh thái rất cao. Ảnh: H.H

Năm 2024, nhiều địa phương trong tỉnh tiếp tục ứng dụng phương pháp tiếp cận điều tra, giám sát động thực vật từ các dự án của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam. Từ đó, một số loài sinh vật có giá trị được ghi nhận, bảo tồn hiệu quả như: voọc chà vá chân xám trong lâm phận Vườn quốc gia Sông Thanh, voi Nông Sơn, quần thể lim xanh tại huyện Tây Giang…

Trong đó, theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đối với linh trưởng voọc chà vá chân xám, Vườn quốc gia Sông Thanh phối hợp với tổ chức Nước Việt Xanh (GreenViet) đã thực hiện 6 đợt điều tra ngoài thực địa, phát hiện 96 con sinh sống tại các xã Tà Bhing, Tà Pơ (Nam Giang), Phước Năng, Phước Công (Phước Sơn). Mở rộng khu vực rừng Trường Sơn giáp nước Lào, ghi nhận thêm 58 cá thể quý hiếm này.

chum anh 4
Phục hồi san hô dưới các khu vực Bãi Xếp, Bãi Bắc thuộc biển Cù Lao Chàm. Ảnh: H.P

Trong khi đó, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã tổ chức 3 đợt trồng, phục hồi san hô theo từng mùa tại các khu vực Bãi Xếp, Bãi Nần, và Bãi Bắc với tổng 1.329 tập đoàn san hô, tỷ lệ sống trung bình đạt 73%. Các vùng đất ngập nước như sông Đầm, hạ lưu sông Thu Bồn, sông Trường Giang qua huyện Núi Thành đang tiếp tục hỗ trợ các hoạt động phục hồi hệ sinh thái.

chum anh 5
Đa dạng sinh học ở sông Đầm, TP.Tam Kỳ. Ảnh: H.H

Năm qua, các mô hình “Cùng hành động để bảo vệ dòng sông, nói không với nghề lưới lồng”; mô hình du lịch cộng đồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Gò Hý, xã Cẩm Thanh (Hội An)… cũng khởi động, tạo chuyển biến tích cực trong cộng đồng dân cư về giải quyết hài hòa bài toán phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Nhiều dự án WWF đã, đang thực hiện tại Quảng Nam thật sự giải cứu nhiều loài động vật đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng, điển hình nhất là Sao la, voọc chà vá chân xám; hay bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng và phòng hộ; chia sẻ kinh nghiệm xuyên quốc gia về cải thiện khả năng phục hồi rừng và đa dạng sinh học; các dự án phục hồi rừng và phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào miền núi…

chum anh 7
Quảng Nam đa dạng hệ sinh thái biển. Ảnh: H.H

Thêm nữa, từ tài trợ của các tổ chức phi chính phủ (IUCN, GEF, GAIA, FIRA ...), chính quyền Hội An đã thực hiện hiệu quả dự án cộng đồng tham gia phục hồi tự nhiên và khai thác bền vững cua đá, tôm hùm, bào ngư, trai tai tượng, bàn mai, ốc vú nàng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp).

box 2

Ông Nguyễn Viết Thuận – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT) cho biết, một khối lượng công việc đồ sộ đã được ngành tài nguyên và môi trường triển khai trong Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia – Quảng Nam 2024. Đó là tổ chức thành công triển lãm về đa dạng sinh học và mít tinh hưởng ứng chiến dịch hành động vì động vật hoang dã; đưa công trình Bảo tàng Đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam là bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trên cả nước đi vào hoạt động; tổ chức thành công các cuộc hội thảo khoa học về đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

Sở TN-MT đã tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ TN-MT tổ chức lễ kỷ niệm Ngày quốc tế đa dạng sinh học (22/5) năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong công tác bảo tồn…; các hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường, phát động Tháng hành động vì môi trường năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

chum anh 8
Bảo tàng Đa dạng sinh học tỉnh chính thức đi vào hoạt động tháng 5/2024 . Ảnh: TC - L.A

Về kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định trách nhiệm các cơ quan liên quan trong ứng phó sự cố chất thải tỉnh Quảng Nam đến năm 2030. Giám sát hoạt động xả thải đối với các cơ sở có nguồn thải lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Năm 2024, trên địa bàn không xảy ra “điểm nóng”, sự cố môi trường.

text ong Thuan

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Viết Thuận, phấn khởi nhất là Quảng Nam chính thức đưa Bảo tàng Đa dạng sinh học tỉnh vào hoạt động. Công trình đã sưu tập, lưu giữ hơn 3.700 bức ảnh; hơn 1.200 mẫu vật, tiêu bản động, thực vật (bao gồm thực vật bậc cao; các loài chim, thú, bò sát, lưỡng cư, côn trùng, cá và động vật đáy thuộc 719 loài, 274 họ trên địa bàn tỉnh) cùng bộ dữ liệu, tài liệu, bản đồ số và các báo cáo khoa học. Thống kê sơ bộ từ ngày 15/5 đến tháng 10/2024, bảo tàng này đã đón tiếp 69 đoàn với 1.137 khách đến tham quan học tập, nghiên cứu.

text ong Buu
tit phu 3

Năm 2024, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước tích cực thực hiện các hoạt động hưởng ứng Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia – Quảng Nam 2024. Như tỉnh Thái Bình đồng loạt ra quân trồng cây gây rừng; giám sát đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên; cứu hộ động vật hoang dã; điều tra, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và xác định vị trí địa lý, diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Tỉnh Hưng Yên trồng 24.000 cây xanh theo Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Chính phủ. Tỉnh Kon Tum, ngoài trồng 7000 cây phân tán, còn gieo ươm 100 nghìn cây thông ba lá, thông Mã Vĩ; phục hồi đa dạng sinh rừng đặc dụng Đắk Uy…

chum anh 9
Trồng rừng ngập mặn ven sông Trường Giang của tỉnh. Ảnh: H.H

Ngoài phong phú các chương trình, hình thức tuyên truyền cho Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia thì nhiều địa phương đã hưởng ứng theo cách riêng của mình. Như, thả cá giống, điều tra nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và vùng lộng; hỗ trợ dự án phục hồi môi trường rừng, đảm bảo an toàn sinh cảnh sống tự nhiên cho động vật hoang dã tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong của tỉnh Quảng Bình.

Tỉnh Cà Mau với chiến dịch phát động trong dân tái thả động vật hoang dã nuôi nhốt về với môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia U Minh Hạ; khởi động dự án “Xây dựng, hình thành khu vực cư trú nhân tạo bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản gắn với phát triển nghề cá bền vững”; thí điểm thiết kế, lắp đặt thiết bị cắt cáp kết hợp với chà dây để dẫn dụ cá và ngăn chặn tàu làm nghề lưới kéo hoạt động khai thác trái phép vùng biển ven bờ…

Và đáng nói hơn, suốt một năm nay, tỉnh Bến Tre chỉ tập trung ưu tiên truyền thông về công tác bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư theo Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức các cuộc hội thảo, triển lãm ảnh cũng quanh chủ đề về đa dạng sinh học các loài chim.

info.png

HỮU PHÚC - TUYẾT TRINH