Đời sống

Đàn chim quý hiếm trú ngụ ở hồ sông Đầm

NGÂN THÀNH 19/04/2025 10:04

(QNO) - Hàng trăm chim cò ốc quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam bay đến hồ sông Đầm kiếm ăn và trú ngụ trong rừng dừa nước.

Gần 1 tháng qua, hàng trăm con chim cò ốc, còn gọi cò nhạn bay về hồ sông Đầm kiếm ăn. Theo người dân, gần 5 năm qua đây là đợt có số lượng lớn chim hoang dã bay về và trú ngụ.

Ông Nguyễn Minh Nam - Phó Chủ tịch TP.Tam Kỳ, cho biết đàn cò ốc số lượng lớn xuất hiện trở lại khiến người dân và chính quyền rất mừng. Thành phố đã chỉ đạo công an các xã, phường quanh hồ sông Đầm kiểm tra, giám sát tình trạng săn bắt chim hoang dã, xây dựng các tổ tự quản quanh hồ để bảo vệ đàn chim.

"Chính quyền tiếp tục bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái hồ sông Đầm để nhiều loài chim, trong đó có chim di cư có trong sách đỏ về ở", ông Nam nói, cho hay ngoài trồng cây, hàng năm thả cá xuống hồ sông Đầm. Chính quyền thành phố tiếp tục vận động người dân không dùng thuốc bảo vệ thực vật khi trồng lúa, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế cho người dân làm du lịch.

anh 1
Chiều tối những ngày gần đây, hàng trăm con cò ốc chao cánh đậu kín hàng rào bảo vệ rừng dừa nước tại hồ sông Đầm, TP.Tam Kỳ. Chúng đậu san sát chiếm nhiều không gian của mặt sông khi hoàng hôn xuống. Ảnh: NGÂN THÀNH
12 con cò ốc đang kiếm ăn trong đám cỏ lác ven hồ sông Đầm, đoạn khối phố An Hà Đông, phường An Phú. Ông Nguyễn Văn Trung, một người dân thả lưới bắt cá, cho biết chúng xuất hiện cách gần một tháng. Sáng sớm mỗi ngày chim xé lẻ theo từng nhóm tỏa đi quanh hồ sông Đầm tìm thức ăn.
Cò ốc, tên khác là cò nhạn, tên khoa học là Anatomus oscitans. Thức ăn của chúng chủ yếu là ốc, ếch, nhái, cua, côn trùng lớn... Loài chim này có trong Sách đỏ Việt Nam. Ảnh: NGÂN THÀNH

Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, trước đây cò ốc phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Tây Ninh. Nơi sống là các vùng đất ngập nước như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn, ruộng lúa... Theo các chuyên gia, việc chim hoang dã cò ốc đến hồ sông Đầm là biến đổi khí hậu, môi trường sống thay đổi. Nguồn thức ăn ưa thích bị thay đổi, dẫn đến chúng phải di chuyển đến nơi ở mới có môi trường sống, thức ăn phong phú hơn.

12 con cò ốc đang kiếm ăn trong đám cỏ lác ven hồ sông Đầm, đoạn khối phố An Hà Đông, phường An Phú. Ông Nguyễn Văn Trung, một người dân thả lưới bắt cá, cho biết chúng xuất hiện cách gần một tháng. Sáng sớm mỗi ngày chim xé lẻ theo từng nhóm tỏa đi quanh hồ sông Đầm tìm thức ăn.
12 con cò ốc đang kiếm ăn trong đám cỏ lác ven hồ sông Đầm, đoạn khối phố An Hà Đông, phường An Phú. Ảnh: NGÂN THÀNH

Ông Nguyễn Văn Trung, một người dân thả lưới bắt cá, cho biết chúng xuất hiện cách gần một tháng. Sáng sớm mỗi ngày chim xé lẻ theo từng nhóm tỏa đi quanh hồ sông Đầm tìm thức ăn. “Loài chim này thích ăn ốc bươu vàng, loại này hay cắn phá lúa trưởng thành nhưng từ ngày chim đến, diệt loài ốc này giảm thiệt hại cho người trồng lúa” - ông nói.

anh 4
Loài chim di cư mới đến hồ sông Đầm nên còn nhút nhát. Thấy bóng người cách khoảng 200m chúng cất cánh bay đi. Ảnh: NGÂN THÀNH

Tại hồ sông Đầm, năm 2020 có khoảng 4.000 con về. Sáng chúng bay đến tìm kiếm thức ăn trên sông và cánh đồng lúa ven sông, chập tối sẽ bay đi tìm nơi trú ngụ và sáng hôm sau quay lại kiếm thức ăn.

“Sau ba tháng ở tại đây, chúng rời đi, những năm tiếp theo xuất hiện vài chục. Hiện khoảng 400-500 con, đây là số lượng lớn nhất trong gần 5 năm qua” - ông Châu Văn Cư, xã Tam Thăng nói.

anh 5
Khoảng 16 giờ mỗi ngày, sau khi ăn no nê đàn cò ốc chao cánh đậu kín trên hàng rào bảo vệ dừa nước. Ảnh: NGÂN THÀNH
anh 6
Loài này mỏ vàng xám, dài hơn 10cm; đầu, cổ và bụng màu trắng. Đôi chân màu đỏ, dài khoảng 20cm. Trọng lượng mỗi con hơn 1kg. Ảnh: NGÂN THÀNH


Khảo sát của nhóm nghiên cứu Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho thấy hồ sông Đầm có 81 loài động vật có xương sống thuộc 53 họ và 20 bộ. Nơi đây cũng có 33 loài cá thuộc 21 họ, 11 bộ và một loài lươn đồng; 16 loài bò sát, ếch nhái. Động vật không xương sống ghi nhận 214 loài và 211 loài côn trùng. Thực vật bậc cao có 170 loài thuộc 74 họ. Cơ quan nghiên cứu cho biết sông Đầm có 31 loài chim, trong đó cò ốc nằm trong sách đỏ Việt Nam.

anh 7
Ngoài loài chim này, trên sông Đầm còn có hàng ngàn con cò trắng về đây, đậu xen lẫn đàn chim cò ốc. Ảnh: NGÂN THÀNH
anh 10
Trời tối, cò ốc bay vào rừng dừa nước trú ngụ qua đêm, khác hơn 5 năm trước, sau một ngày kiếm ăn chúng rời khỏi hồ sông Đầm, sáng hôm sau quay lại. Ảnh:; NGÂN THÀNH
anh 8
Cò trắng vây quanh máy cày đất trồng lúa ven hồ sông Đầm tìm kiếm thức ăn. Ảnh: NGÂN THÀNH
anh 9
Hồ sông Đầm rộng 200ha, nước sâu trung bình 1,6m. Lưu vực xung quanh hơn 650ha, thuộc các xã Tam Thăng, Tam Phú và phường An Phú. Ảnh: NGÂN THÀNH

Hồ có hệ sinh thái nước ngọt đa dạng, phong phú đặc trưng của khu vực Nam Trung Bộ. Nơi đây gắn với quần thể di tích địa đạo Kỳ Anh - Bãi Sậy sông Đầm. Chính quyền TP.Tam Kỳ đã phối hợp với một số tổ chức quốc tế, trong nước nghiên cứu, phát triển phục hồi hệ sinh thái sông với mục tiêu là hồ được bảo tồn nguyên trạng, trở thành lá phối xanh của đô thị.

anh 11
Những cây dừa nước được trồng 5 năm trước, sinh trưởng phát triển tốt trở thành nơi trú ngụ chim cò ốc trên hồ sông Đầm. Ảnh: NGÂN THÀNH


Để khôi phục hệ sinh thái sông Đầm, từ năm 2019 đến nay, TP.Tam Kỳ đầu tư hơn 14 tỷ đồng trồng được 22ha cây dừa nước, tre, tràm, lộc vừng, lau sậy mù u. Đến nay cây phát triển, một số khu vực trồng dừa nước tạo thành rừng ngập nước.

anh 12
Quanh hồ sông Đầm nhiều camera được lắp đặt nhằm phát hiện xử lý những người dùng xung điện đánh bắt cá, săn bắn chim. Ảnh: NGÂN THÀNH

Theo quy hoạch TP.Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, hồ sông Đầm đóng vai trò quan trọng trong xây dựng đô thị sinh thái và phát triển du lịch. Thành phố đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam đầu tư 118 tỷ đồng xây dựng hạ tầng để phát triển du lịch sinh thái khu vực hồ sông Đầm. Tam Kỳ đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh đề nghị Chính phủ thành lập khu bảo tồn đất ngập nước và đa dạng sinh học hệ sinh thái hồ sông Đầm.

NGÂN THÀNH