Người Cơ Tu ngăn sông bắt cá

BHƠRIU QUÂN 17/03/2019 07:57

(QNO) - Lêết viêr (ngăn, chỉnh dòng sông, suối) là một phong tục bắt cá truyền thống có từ lâu đời được đồng bào dân tộc Cơ Tu giữ gìn, duy trì đến ngày nay.

Để lêết viêr được thuận lợi, ít tốn công sức, người Cơ Tu thường chọn những vị trí chỉnh được nguồn nước chảy về hướng khác mà không bị đổ về theo dòng chảy truyền thống.
Để thuận lợi, ít tốn công sức, người Cơ Tu thường chọn những vị trí chỉnh được nguồn nước chảy về hướng khác mà không bị đổ về theo dòng chảy truyền thống.

Lêết viêr thường được thực hiện vào những ngày hè nắng nóng, lúc người Cơ Tu nhàn rỗi sau mùa phát, đốt rẫy kết thúc. Đây cũng là lúc cá A-lâân (một loài cá như cá bống nhỏ) đang mùa mang trứng chuẩn bị đẻ lứa tiếp theo.

Theo chân ông Bhling Íp (thôn Nal, xã Lăng, huyện Tây Giang), chúng tôi có dịp chứng kiến cách bắt cá truyền thống của đồng bào Cơ Tu nơi đây. Tại đầu nguồn sông A Vương, dưới ánh nắng chói chang, con cháu trong gia đình ông Bhling Íp đều có mặt đông đủ, chung sức ngăn dòng sông tìm cá dưới đá.

Muốn chặn dòng chảy xiết của nước, người Cơ Tu thường dùng thân cây gỗ to chặn ngang, lấy tre cắm xuống dòng và dùng lá cây rừng cùng với đất đắp kín theo thân gỗ. Trong hình, Cơlâu Trao, một thanh niên tham gia chặt tre, lá cây rừng đắp kín thân gỗ không để nước thấm, chảy ra từ độ sâu của sông.
Muốn chặn dòng nước chảy xiết, người dân dùng thân gỗ to chặn ngang, lấy tre cắm xuống dòng và dùng lá cây rừng cùng với đất đắp kín theo thân gỗ.
Trước đây, khi chưa có tấm bạt dùng để ngăn sông thì người Cơ Tu chủ yếu dùng lá cây, thân tre và đất sét để ngăn dòng sông, nhưng mất thời gian và tốn công sức nhiều. Bây giờ khi có tấm bạt, áo mưa họ thường dùng những thứ đó để lêết vieerr hiệu quả. Sau khi dòng sông được đắp, nguồn nước chuyển dòng chảy dài hơn 200 mét, nguồn nước phí sau chặn dòng thì vơi cạn dần.
Trước đây chủ yếu dùng lá cây, thân tre và đất sét để ngăn dòng sông, nhưng mất thời gian và tốn nhiều công sức. Bây giờ khi có tấm bạt, áo mưa, người dân thường dùng những thứ này để ngăn sông.
Ông Bhling Ngành tranh thủ đan Aruung (ống cây bắt cá) để đặt cuối nguồn sông không để cá chạy theo dòng về hạ nguồn.
Đan Aruung (ống cây bắt cá) đặt cuối nguồn sông không để cá chạy theo dòng về hạ nguồn.
Trong những đợt Lêết viêr, không thể thiếu một loại vỏ cây rừng (Cơ Tu gọi là Tr’bâây) đập nhuyễn đến khi ra nước bỏ xuống nước cho cá say để dễ bắt. Trong hình hai bố con ông Bhling Íp và ông Bhling Clếp đang đập vỏ cây Tr’bâây  thả chúng xuống nước. Theo phong tục của người Cơ Tu, khi thả vỏ cây Tr’bâây xuống nước thì tuyệt đối không được lội xuống nước và không dùng thanh sắt các loại thả xuống nước. Nếu làm như thế cá sẽ không say, chất tiết ra từ vỏ cây Tr’bâây sẽ không đảm bảo chất lượng để cá say.
Để bắt cá, không thể thiếu một loại vỏ cây rừng (người Cơ Tu gọi là Tr’bâây), đập nhuyễn đến khi ra nước rồi bỏ xuống sông cho cá say dễ bắt.
Sau khi nguồn nước chỉnh hướng cạn dòng là lúc con cháu thỏa thích tìm bắt cá trong nhiều giờ liên tục.
Sau khi nguồn nước chỉnh hướng cạn dòng là lúc con cháu thỏa thích tìm bắt cá trong nhiều giờ liên tục.
Thành quả sau một buổi ngăn sông bắt cá. Cá ở nguồn sông Avương chủ yếu cá loại nhỏ được người dân nơi đây dùng bằng vợt để bắt, ít khi dùng bằng vỏ cây Tr’bâây.
Thành quả sau một buổi ngăn sông bắt cá. Cá ở đầu nguồn sông A Vương chủ yếu cá loại nhỏ được người dân nơi đây dùng vợt để bắt, ít khi dùng bằng vỏ cây Tr’bâây.

    BHƠRIU QUÂN

BHƠRIU QUÂN