Triển khai giải pháp giảm ngập lụt cho đô thị Tam Kỳ

THANH XUÂN - MINH TẤN 03/08/2023 06:43

Đô thị Tam Kỳ trong những năm gần đây đối mặt với nhiều trận ngập lụt lớn. Từ năm 2018 đến nay tình trạng ngập ngày càng tăng lên cả về tần suất, mức ngập và diện ngập rộng. Do đó, chính quyền thành phố đang nỗ lực triển khai các giải pháp giảm ngập lụt, nhất là ở nội đô.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xây dựng trên địa bàn, xử lý nghiêm trường hợp đổ chất thải xây dựng vào hệ thống thoát nước, các trường hợp lấn chiếm dòng chảy. Ông Trần Trung Hậu - Phó Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ cho biết: “Thành phố đang xây dựng Đề án thoát nước nội đô Tam Kỳ, trong đó có đề xuất các giải pháp cụ thể. Bên cạnh giải pháp bằng công trình xây dựng mang tính cấp bách cũng như lâu dài, còn có những giải pháp phi công trình. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân về quản lý khu vực đất công các vùng trũng thấp, các vùng thoát nước của đô thị để đảm bảo toàn khu vực nội thị được thông suốt để thoát nước”. T hông tin cách đây một tuần Công an Quảng Nam bắt một nhóm người Trung Quốc thông qua ứng dụng “Great Vay” cho hơn 1 triệu người trên toàn quốc vay 20.000 tỷ đồng với lãi suất rất cao, thu lợi bất chính hơn 8.000 tỷ đồng rồi thông qua hàng chục công ty “ma” để rửa tiền chuyển ra nước ngoài hơn 5.000 tỷ đồng, khiến người ta rùng mình. Không chỉ người trên địa bàn Quảng Nam “há miệng mắc quai”, mà rất nhiều người tại các tỉnh thành trong nước cũng sập bẫy. Dễ thấy, đời sống càng khó khăn, thì kiểu giăng bẫy tín dụng như trên càng nổi lên. Tại các thành phố lớn, khi thất nghiệp hiện lên với cảnh báo đỏ, thì đồng nghĩa vay nóng xuất hiện ào ạt. Tất nhiên sau đó là tệ nạn đi kèm, với đội quân đòi nợ là xã hội đen xuất hiện. Khi đã túng, thì vay để gỡ thành đương nhiên, nhưng vay với lãi suất cao, dẫu biết rằng đã xuống tay vay là bước một bước vào miệng cọp, nhưng cứ vay. Vay để giải quyết tình thế. Càng vay càng lún. Cả những người không túng thiếu, cũng vay để đầu tư chuyện khác, bởi ham quá, thấy dễ ăn quá. Vay lãi suất cao. Tín dụng đen. Biêu hụi. Sao cứ thấy những kiểu làm ăn đi ngang về tắt trên giống lời rao “việc nhẹ lương cao” quá, nghe rao vậy không ít người ở độ tuổi thanh thiếu niên đã đưa đầu vào bẫy buôn người? Năm ngoái ở Nam Phước (Duy Xuyên) đã vỡ hụi, từ bà bán chè vài trăm ngàn đồng đến người mất cả hơn tỷ bạc, gom sơ sơ lại mấy chục tỷ đồng. Chủ hụi biến mất, để lại những rên la nức nở. Nghĩ cho cùng, bất luận hình thức nào kiếm tiền thông qua các kiểu đánh bạc, đều như nhau, dù có mang sắc màu chi đi nữa, thì tên gọi sau cùng của nó vẫn là cờ gian bạc lận, hay nói gọn hơn là lừa đảo. Chẳng có chiếu bạc nào là tử tế lương thiện. Chính quyền đau đầu xử những chuyện thế này. Hầu hết là giao dịch dân sự, tự nguyện, chẳng có giá trị pháp lý gì hết. Lúc bể ra mới nhờ tới công an. Được vạ thì má đã sưng. Hỏi: “Sao lúc vay, hốt hụi, sướng rân, không cho công an biết, chừ ôm đầu máu mới la làng nhờ cậy?”. Đáp: “Thì ai biết được, biết tìm mô, phải nhờ chứ”. Quá đơn giản. Đâu chỉ vay ngoài đường ngoài chợ hay trên mạng, mà ngay cả công sở cơ quan đơn vị, cũng lắm chỗ biêu hụi. Những chỗ đó, xem ra đáng tin hơn, bởi người cầm cái là dân công chức, có địa chỉ rõ ràng. Nhưng ở đời, cái chữ đáng ngờ nhất là đâu ngờ! Biết đâu được, sáng mai dậy, ta bần thần khi người mà ta tin lâu nay là đàng hoàng giàu có đậm đặc chữ tín, giờ như chim nhạn mất dấu, ôm theo đống bạc tổ chảng, để lại những cái nhìn thất thần ngơ ngác rồi kêu trời la đất nước mắt tuôn rơi... Đây là một thứ vấn nạn xã hội không thể xem thường, bởi khi đã tanh bành ra rồi, là tan cửa nát nhà. Càng ngày, Nhà nước càng phát đi nhiều thông tin cảnh báo các trò lừa đảo qua mạng, điện thoại. Nói miết, nhưng chẳng giảm bớt được số nạn nhân bị lừa. Hình như xã hội thông tin tràn ngập này, có thể khiến người ta thông minh hơn, hiểu biết nhiều hơn, nhưng nó cũng dễ làm con người mắc bệnh hoang tưởng lớn hơn. Giới cho vay nặng lãi hay nói câu nghe… tình lắm: “Tụi này sẽ hỗ trợ cho, dễ mà, giúp nhau lúc ngặt chứ ai giúp lúc nghèo”. Thôi, xin đừng núp bóng sự giúp đỡ nữa! Triển khai giải pháp giảm ngập lụt cho đô thị Tam Kỳ M
Mương thoát nước cầu Ngân Hàng đang được cải tạo, nâng cấp. Ảnh: X.T

Từ năm 2021, đã có nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học của tỉnh và thành phố được tổ chức để đánh giá thực trạng, nguyên nhân và tìm giải pháp giảm thiểu ngập lụt cho đô thị Tam Kỳ.

Từ đó nguyên nhân được xác định gồm có tác nhân nội tại như hệ thống thoát nước không đồng bộ; chịu tác động rất lớn từ quá trình đấu nối, mở rộng mạng lưới. Các tác nhân ngoại lai được xác định gồm ảnh hưởng của triều cường; mực nước sông và nguồn nước ngoại lai chảy vào đô thị; mưa lớn. Bên cạnh đó là do biến đổi khí hậu, mưa cực đoan và tác động của đô thị hóa.

Tam Kỳ đã triển khai các giải pháp thoát nước, giảm ngập lụt cho nội đô; trong đó có nhóm giải pháp cấp bách là cắt nguồn nước phía tây (phân khu 2) chảy vào mạng lưới thoát nước nội đô.

Giải pháp trung hạn là chỉnh trang và nâng cấp công trình thoát nước trong nội đô và giải pháp thường xuyên là nạo vét, khơi thông dòng chảy, hạ tầng cây xanh. Các giải pháp được thực hiện đồng bộ với sự tư vấn của các chuyên gia.

Mương thoát nước từ cầu Ngân Hàng (đường Phan Châu Trinh) đến đường Bạch Đằng vốn là công trình thoát nước có từ lâu đời của Tam Kỳ, tuy nhiên trong quá trình đô thị hóa, nhiều người dân khu vực này đã lấn chiếm dòng chảy để xây dựng công trình nhà ở, xả rác thải làm hạn chế dòng chảy.

Vì thế, vị trí này là một trong số nơi bị ngập lụt nặng nhất mỗi mùa mưa bão. Năm 2023, ngay khi có chủ trương của Nhà nước đầu tư cải tạo, nâng cấp công trình thoát nước này, nhiều hộ dân đã nhanh chóng trả lại phần diện tích lấn chiếm để thi công công trình.

Bà Võ Thị Ước là một trong những hộ dân khối phố 3 (phường Phước Hòa) sớm bàn giao đất đã lấn chiếm để thi công công trình.

“Trước đây tôi đã lấn chiếm hơn 2m ra cống để nới diện tích nhà dài hơn, nhưng khi địa phương họp dân, giải thích tầm quan trọng của công trình thoát nước này thì tôi đã nhanh chóng tháo dỡ trả lại cho Nhà nước. Tôi rất phấn khởi vì bây giờ cống thoát nước này đã rộng hơn, sạch đẹp hơn. Hy vọng năm nay khu vực này giảm được ngập lụt” - bà Ước nói.

Năm 2023, Tam Kỳ thi công 4 công trình mang tính cấp bách nhằm giảm thiểu ngập lụt cho nội đô, gồm mương thoát nước từ cầu Ngân Hàng; dự án khớp nối hạ tầng khu phía bắc đường Điện Biên Phủ đoạn cống Phú Thọ; hồ điều hòa An Xuân; các hồ điều tiết và mương thoát nước thuộc Dự án thoát nước dọc đường bao Nguyễn Hoàng. Đây là những công trình vừa có mục đích thoát nước vừa tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp cho đô thị Tam Kỳ.

Ông Phạm Thanh Vân (người dân phường Hòa Thuận) phấn khởi khi thấy công trình các hồ điều tiết và mương thoát nước thuộc Dự án thoát nước dọc đường bao Nguyễn Hoàng được thi công, tạo diện mạo mới cho khu vực nơi ông đang ở.

“Trước đây, dọc đường bao này là ruộng bỏ hoang, nước ứ đọng, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Bây giờ làm công trình lên như thế này tôi thấy rất đẹp, mong công trình sẽ nhanh chóng hoàn thiện” - ông Vân nói.

TP.Tam Kỳ đang khẩn trương thực hiện các công trình mang tính giải pháp cấp bách, đó là nâng cấp các công trình thoát nước cho nội thị, đồng thời chia bớt lượng nước phía tây qua tuyến kênh ra ngả sông Trường Giang, khơi thông tuyến cống ngầm đường Trưng Nữ Vương…

Cạnh đó, bảo tồn các khu dự trữ nước tự nhiên như ao hồ, khu trũng phía tây. Song song với giải pháp cấp bách, thành phố cũng đang thực hiện nhóm giải pháp trung hạn và thường xuyên nhằm tăng khả năng thoát nước trong mạng lưới.

Trong đó tăng cường công tác vận động, tuyên truyền người dân không bịt cửa thu nước gây cản trở dòng chảy và chung tay với chính quyền trong công tác khơi thông dòng chảy khi có mưa lớn xảy ra. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xây dựng trên địa bàn, xử lý nghiêm trường hợp đổ chất thải xây dựng vào hệ thống thoát nước, các trường hợp lấn chiếm dòng chảy.

Ông Trần Trung Hậu - Phó Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ cho biết: “Thành phố đang xây dựng Đề án thoát nước nội đô Tam Kỳ, trong đó có đề xuất các giải pháp cụ thể.

Bên cạnh giải pháp bằng công trình xây dựng mang tính cấp bách cũng như lâu dài, còn có những giải pháp phi công trình. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân về quản lý khu vực đất công các vùng trũng thấp, các vùng thoát nước của đô thị để đảm bảo toàn khu vực nội thị được thông suốt để thoát nước”.

THANH XUÂN - MINH TẤN