Giảm nghèo - An sinh

Bắc Trà My thoát nghèo từ những mô hình thiết thực

PHAN VINH - HỒ QUÂN - TƯỜNG LAM 11/12/2024 12:24

(QNO) - Năm 2025, huyện Bắc Trà My đặt mục tiêu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo. Mục tiêu này hoàn toàn khả thi khi thời gian gần đây, địa phương này liên tục có những cách làm hay, sáng tạo thể hiện quyết tâm giảm nghèo một cách bền vững. Thực tế năm 2024, Bắc Trà My đã giảm được gần 1.000 hộ nghèo, vượt gần 30% so với mục tiêu mà UBND tỉnh giao.

1 cover
1 cover

Năm 2025, huyện Bắc Trà My đặt mục tiêu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo. Mục tiêu này hoàn toàn khả thi khi thời gian gần đây, địa phương này liên tục có những cách làm hay, sáng tạo thể hiện quyết tâm giảm nghèo một cách bền vững. Thực tế năm 2024, Bắc Trà My đã giảm được gần 1.000 hộ nghèo, vượt gần 30% so với mục tiêu mà UBND tỉnh giao.

2 tít 1

Theo các tiêu chí tiếp cận đa chiều năm 2021, gia đình chị Nguyễn Thị Kém - ở thôn 2, xã Trà Kót (Bắc Trà My) thuộc hộ nghèo. Gia đình chị làm nông và trồng keo trên rẫy nhưng diện tích không nhiều, thu nhập bấp bênh lại phải nuôi 3 con nhỏ ăn học nên hoàn cảnh rất khó khăn. Bao lâu nay, bao dự tính dành dụm, tích góp để có tiền mua sắm vật dụng trong nhà hay đầu tư làm ăn, phát triển kinh tế song đều không thể thực hiện, vì tiền làm ra chỉ đủ trang trải cuộc sống và trả các khoản nợ phát sinh.

3 chùm 1
Nhiều mô hình sinh kế hiệu quả ở xã Trà Kót. Ảnh: Q.V

Nắm bắt hoàn cảnh gia đình chị Kém, vừa qua UBND xã Trà Kót đã đến nhà chị khảo sát điều kiện thực tế để hỗ trợ sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bắc Trà My năm 2024. Được sự vận động của chính quyền địa phương, chị Kém mạnh dạng xây dựng chuồng trại, tham gia lớp tập huấn chăn nuôi bò và sau đó đã được nhận 2 con bò có giá trị hơn 35 triệu đồng.

4 đồ họa

Theo ông Trần Văn Trung - Phó Chủ tịch UBND xã Trà Kót, triển khai thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trên địa bàn xã năm 2024, địa phương đã trao 264 con bò cho hơn 130 hộ nghèo, cận nghèo. Nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, địa phương đã vận động người dân hạn chế chăn thả ngoài bìa rừng mà xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Đồng thời, thường xuyên phối hợp với phòng chuyên môn của huyện mở các tập huấn về kiến thức chăn nuôi, phòng ngừa bệnh tật cho gia súc.

[VIDEO] - Ông Phạm Văn Tuấn – Bí thư Đảng uỷ xã Trà Kót chia sẻ về hiệu quả giảm nghèo của địa phương.

"Năm 2024, xã Trà Kót đăng ký sẽ có 55 hộ thoát nghèo bền vững. Tính đến thời điểm đầu tháng 12, con số trên đã đạt, thậm chí có nhiều hộ nghèo nhờ đầu tư phát triển các mô hình kinh tế đã có dự tính đăng ký thoát nghèo trong thời gian tới. Việc triển khai nhiều mô hình, đa dạng hóa sinh kế góp phần rất lớn vào quá trình thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững của xã" - ông Trung nói.

5 tít 2

Cùng với trao sinh kế cho người dân, những năm qua Bắc Trà My còn chú trọng công tác hỗ trợ tạo lập các mô hình kinh tế liên kết chuỗi nâng cao giá trị, ưu tiên những mô hình xác định được chuẩn giống đầu vào và đảm bảo có hoạt động thu mua đầu ra sản phẩm cho người dân.

Mô hình chuỗi liên kết trồng quế ở xã Trà Giáp
Mô hình chuỗi liên kết trồng quế ở xã Trà Giáp.

Ông Hồ Viết Sinh - ở thôn 1, xã Trà Giáp (Bắc Trà My) có 0,5ha đất trồng keo kém hiệu quả. Cuối năm 2023, ông ký hợp đồng liên kết sản xuất với HTX Sản xuất nông - lâm nghiệp - kinh doanh - dịch vụ tổng hợp Ngọc Quế. Thông qua hỗ trợ của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, HTX đã cung ứng cho ông Sinh hơn 1.800 cây quế giống loại 9 tháng tuổi để trồng và cam kết sẽ thu mua đầu ra sản phẩm nhánh, lá và vỏ quế từ 3 - 15 năm tuổi.

8 đồ họa

Từ đầu năm 2022, HTX Sản xuất nông - lâm nghiệp - kinh doanh - dịch vụ tổng hợp Ngọc Quế tiên phong thực hiện đề án phát triển chuỗi giá trị về cung ứng giống quế Bắc Trà My cho người dân trên địa bàn xã. Từ giống quế trội được Sở NN&PTNT Quảng Nam công nhận, những năm qua, HTX này đã ươm tạo hơn 1 triệu cây giống, cung cấp miễn phí cho 90 hộ dân trên địa bàn xã Trà Giáp trồng trên diện tích hơn 50ha theo nguồn hỗ trợ từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

[VIDEO] - Ông Hồ Viết Sinh - thôn 1, xã Trà Giáp, Bắc Trà My chia sẻ về hiệu quả tham gia chuỗi liên kết sản xuất:

Ông Nguyễn Minh Thương - Giám đốc HTX cho biết, việc trao sinh kế cho người dân gắn với mô hình liên kết chuỗi giá trị tạo được tính bền vững. Bởi khác với những mô hình trao sinh kế khác như giống cây ăn quả, con vật nuôi... nhà nước không quản lý được đầu ra sản phẩm, khó đánh giá mức hiệu quả của mô hình. Với việc hỗ trợ giống cây quế cho người dân và HTX đứng ra theo dõi, hỗ trợ chăm sóc và cam kết thu mua sản phẩm từ nhánh, lá, hạt, vỏ... sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Theo ông Nguyễn Văn Phụng - Chủ tịch UBND xã Trà Giáp, thời gian qua, việc triển khai chuỗi liên kết giá trị từ cây quế được người dân hưởng ứng nhiệt tình, nhiều người mạnh dạn phá bỏ rừng keo, cải tạo đất để trồng quế. Chính những mô hình trao sinh kế và liên kết chuỗi giá trị sản xuất giúp công tác giảm nghèo của Trà Giáp những năm qua đạt được nhiều kết quả tích cực. Năm 2024, Trà Giáp giảm 145 hộ nghèo, đạt chỉ tiêu huyện giao.

9 tít 3

Thông tin từ Phòng LĐ-TB&XH huyện Bắc Trà My - đơn vị chủ công thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và người nghèo nhằm thay đổi nhận thức trong công tác giảm nghèo, khơi dậy ý chí tự chủ, vươn lên của người nghèo. Đồng thời, vận động nhân dân cùng góp sức thực hiện công tác giảm nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo.

6 chùm 2
Người dân chủ động phát triển các mô hình kinh tế giảm nghèo. Ảnh: Q.V

Trong đó, Phòng LĐ-TB&XH huyện cùng các địa phương tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các dự án giảm như như hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế nhân rộng mô hình giảm nghèo, xoá nhà tạm, các chính sách dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đáng chú ý, Bắc Trà My huy động các nguồn vốn từ xã hội hóa để hỗ trợ cho ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các chương trình đạt hiệu quả cao. Tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo để giảm chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ dân, tăng khả năng tiếp cận với các nhu cầu xã hội.

Đồng thời, lồng ghép có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo với các Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn,..

info 1
11 chùm
Cán bộ địa phương sâu sát, nắm bắt nhu cầu cuộc sống người dân để hỗ trợ phù hợp. Ảnh: Q.V

Ông Thanh Văn Lương - Phó Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Bắc Trà My cho biết, các địa phương cấp xã, thị trấn, tập trung tạo điều kiện thuận lợi để người dân tích cực tham gia, thụ hưởng các tiểu dự án, dự án Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững. Trong đó, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện bảo đảm tính công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện chương trình.

12 đồ họa
info 2
tác giả

PHAN VINH - HỒ QUÂN - TƯỜNG LAM