Sự kiện bình luận

Những tác phẩm xuất sắc của Báo Quảng Nam đoạt giải Báo chí Huỳnh Thúc Kháng năm 2023 - 2024

Nguyễn Lê Anh Tuấn, Trần Hữu Phúc 20/06/2024 13:25

Giải Báo chí Huỳnh Thúc Kháng năm 2023 - 2024 quy tụ nhiều hơn những gương mặt của làng báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử và báo ảnh. Đóng góp cho “sân chơi”chuyên nghiệp này.

TIT CHINH
TIT CHINH

Giải Báo chí Huỳnh Thúc Kháng năm 2023 - 2024 quy tụ nhiều hơn những gương mặt của làng báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử và báo ảnh. Đóng góp cho “sân chơi” chuyên nghiệp này, Báo Quảng Nam hầu như đều có tác phẩm tham gia ở tất cả loại hình và thể loại báo chí và đã khẳng định được chỗ đứng của giải. Trân trọng giới thiệu 7 tác phẩm xuất sắc tiêu biểu của Báo Quảng Nam đoạt giải Nhất và Nhì trong mùa giải năm nay.

I. TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI NHẤT

DOAT GIAI NHAT

>> Kỳ 1: Chờ xem xét tái định cư

>> Kỳ 2: Rắc rối đất công ích

>> Kỳ 3: Không thống nhất nguồn gốc đất đai

441a9822.jpg
Hai tác phẩm "Giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Thaco Chu Lai: Những vướng mắc khó gỡ" và "Mẹ rừng" đăng trên Báo Quảng Nam đoạt giải Nhất giải Báo chí Huỳnh Thúc Kháng năm 2023 - 2024. Ảnh: TC

Tại Quảng Nam, những năm gần đây, một trong những khó khăn trong triển khai các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm nằm ở công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Chính vì lẽ đó mà tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc ban chỉ đạo nhằm đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm có vốn đầu tư công trên địa bàn. Loạt bài đã bám sát quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh về tháo gỡ "điểm nghẽn" công tác giải tỏa mặt bằng và tập trung phản ánh một dự án đầu tư điển hình.

Trong nhiều dự án đầu tư, thì Khu công nghiệp Thaco - Chu Lai (do Công ty CP Ô tô Trường Hải làm chủ đầu tư) được xem là dự án trọng điểm với kỳ vọng sẽ tạo đột phá về hạ tầng để kết nối chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản theo hướng công nghệ cao tại Chu Lai. Dự án quy mô 451ha tại xã Tam Anh Nam (Núi Thành), được triển khai giải phóng mặt bằng từ cuối năm 2019 nhưng đến nay vẫn còn vướng mắc trong thực hiện chính sách thu hồi đất.

Xã Tam Anh Nam, nơi bị ảnh hưởng bởi dự án, công tác giải phóng mặt bằng được triển khai giữa thời điểm kết thúc quy định cũ (Quyết định 43) và áp dụng quy định mới (Quyết định 42) của UBND tỉnh nảy sinh nhiều khó khăn bởi người dân thường so bì quyền lợi. Và thực tế, nhiều hộ dân làm nhà trên đất nông nghiệp hàng chục năm nay, gia đình có mấy thế hệ cùng sinh sống trong ngôi nhà nhưng các quy định không bố trí tái định cư với những trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp.

Trong khi đó, vướng mắc khó gỡ nhất là sự nhập nhằng quản lý đất công ích 5% trên hồ sơ và thực tế sử dụng. Cạnh đó là nhiều hộ dân bị ảnh hưởng dự án đã không thống nhất xác định nguồn gốc đất đai của chính quyền địa phương. Người dân không đồng ý với phương án bồi thường loại đất rừng sản xuất mà yêu cầu bồi thường, hỗ trợ loại đất trồng cây lâu năm (giá trị bồi thường tăng gấp đôi).

Loạt bài đã phản ánh chân thực, nhận diện bất cập ở cơ sở về triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trong một dự án điển hình. Đáng nói, những vướng mắc trong thu hồi dự án Khu công nghiệp Thaco Chu Lai đến thời điểm này vẫn đang được các ngành chức năng và UBND huyện Núi Thành tập trung tháo gỡ.

1.png
Quỹ đất công ích ở xã Tam Anh Nam lớn hơn so với quy định do địa phương đưa cả đất rừng sản xuất vào đất công ích. Ảnh: M.P
TAC PHAM EMAGAZINE

>> Mẹ rừng

Đây là tác phẩm viết về văn hóa giữ rừng ở vùng cao Tây Giang. Tác phẩm xuất sắc đoạt giải Nhất bởi nội dung khá đầy đặn, hình ảnh sống động, ngôn ngữ biểu đạt trau chuốt, lay động các giác quan người đọc. Bối cảnh không gian phản ánh là các cánh rừng nguyên sinh vùng biên giới của Tây Giang giáp ranh với nước bạn Lào. Vùng này không chỉ những thân cây cổ thụ còn nguyên vẹn, mà đồng bào hầu như không đụng đến rừng. Họ chỉ chặt những cây nhỏ, cây tạp, và đụng đến một cây rừng nào, họ cũng đều xin phép thần rừng.

Người Cơ Tu ở Tây Giang luôn có “đức tin” về rừng, họ cho rằng cha mẹ tổ tiên của rừng là các vị thần. Họ tạo ra cây cối, nước non, chim thú. Con người sống hòa hợp với rừng. Nếu mất rừng sẽ mất tất cả. Các tập tục, nghi lễ tâm linh về giữ rừng đã trở thành nét đẹp văn hóa độc đáo của người Cơ Tu.

Nhiều năm qua, đồng bào Tây Giang vẫn đều đặn tổ chức lễ hội Tạ ơn rừng trong làng sinh thái di sản Pơmu. Là niềm tin, sự kính ngưỡng tuyệt đối với “Mẹ rừng”, là những ước vọng gửi gắm vào thần linh, ngự trị trong những cánh rừng xanh thẳm. Họ mang đến gà, dê, bánh sừng trâu, xôi nếp, sắn luộc, rau rừng... rất nhiều thức vật mà dân làng có được, từ rừng, mời thần linh về dự lễ, để cầu mong được chở che, phù hộ mùa màng tươi tốt, không ốm đau bệnh tật.

Nghị quyết về giữ rừng tự nhiên đã được đưa ra, nhưng quan trọng hơn là thái độ sống, ứng xử “thuận thiên” của đồng bào: “Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang suy vong”.

2.png
Chú thích ảnh: Đời sống văn hóa của người Cơ Tu luôn gắn chặt với rừng. Ảnh: P.V

II. 5 TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI NHÌ

DOAT GIAI NHI_NOI CHUYEN VOI TROI

>> Nói chuyện với... trời

441a9809.jpg
Giải Báo chí Huỳnh Thúc Kháng năm nay, Báo Quảng Nam có đến 5 tác phẩm đoạt giải Nhì ở các loại hình báo chí. Ảnh: TC

Phóng sự xuất sắc này phản ánh đời sống văn hóa truyền thống người Bh’noong huyện Phước Sơn, với ngôn ngữ giàu tính văn học học. Trò chuyện với các nhân vật - người Bh’noong, nhóm tác giả đã ghi lại những cảm xúc vui say bất tận với vũ điệu cồng chiêng từ họ. Chúng tôi như mê đắm với tiếng cồng, tiếng chiêng, với những gót chân thần thánh của thiếu nữ Bh’noong vai trần, những chiếc cổ đeo hạt cườm nhỏ nhắn. Một không gian của những nghệ sĩ làng, nơi vọng hồn thiêng, nơi lũ làng tìm cách nói chuyện với thần linh. Cồng chiêng như là thanh âm kỳ lạ của cuộc nói chuyện với trời ấy, mê đắm, bí ẩn, hoang dã, mạnh mẽ, lướt đi trong đêm tối bằng những say mê, thoảng men rượu cần mới “mở nắp” và ánh lửa bập bùng đêm hội...

Ngôn ngữ của phóng sự “Nói chuyện với… trời” như nhảy nhót theo tiếng cồng chiêng bên bếp lửa đỏ bùng. “Lửa cháy đỏ rực giữa đêm hội. Mắt người cũng có lửa. Lửa của niềm yêu, của những rộn ràng réo gọi, của cả niềm tự hào bừng thức trong sâu thẳm những người con trai, con gái Bh’noong”. Không ai trói buộc được những tâm hồn Bh’noong trong đêm hội, khi lửa đã bùng lên nữa. Men rượu khiến đất nghiêng, trời nghiêng, cồng chiêng vang và những tiếng hò reo khiến núi rừng như đang cùng hòa ca. Khoảnh khắc thanh âm, ánh sáng và cả con người cùng giao hòa, bên ánh lửa.

11.png
Các chàng trai, cô gái Bh’noong biểu diễn nghệ thuật tại Ngày hội văn hóa truyền thống người Bh’noong huyện Phước Sơn. Ảnh: N.C
DOAT GIAI NHI_THEM HIEN CO SONG

>> Thềm hiên có sóng

Đây là phóng sự viết về môi trường, là nỗi trăn trở của người dân về biến đổi khí hậu và thiên tai tác động vào đời sống. Sạt lở biển Cửa Đại (Hội An) ngày một tiến sâu và nghiêm trọng. Người dân trong vùng sạt lở đã tự cứu mình, dùng hết cách này đến cách khác từ trồng dừa, đóng cọc tre, túi vải độn cát thậm chí đến những tảng đá áng chừng phải vài chục ký.

Số liệu từ UBND TP.Hội An, đến giữa năm 2023 đã có 10 công trình kè từ ngân sách Nhà nước và 7 công trình kè do doanh nghiệp thực hiện chỉ trên vỏn vẹn vài cây số bờ biển. Công cuộc “giải cứu” bờ biển Hội An hơn một thập kỷ qua như một trận bóng, bị đối phương ép sân liên tục, không có chiến thuật rõ ràng, “mạnh ai nấy đá”, hệ quả là sạt lở vẫn âm ỉ đe dọa.

Từ Cửa Đại, Thịnh Mỹ lên Tân Thành rồi cả An Bàng, sóng biển đã lần lượt ghé thăm và để lại những vết hằn nham nhở. Sơ bộ, đã có hơn 230 tỷ đồng ngân sách Nhà nước cùng khoảng 300 tỷ đồng của doanh nghiệp và người dân đổ xuống chỉ với mong ước là bãi biển quay về với hình thù ngày cũ.

Phóng sự “Thềm hiên có sóng” như lời thao thức, lo toan trước sự đe dọa của tình trạng xâm thực bờ biển và dường như câu chuyện quản lý bền vững bờ biển Hội An vẫn còn gian nan và thử thách.

12.png
Nỗi lo sạt lở bờ biển ở một số khu vực ven biển phường Cẩm An, TP.Hội An đang ở mức đáng báo động. Ảnh: Q.T
DOAT GIAI NHI_BAI PV DIEM

>> Quảng Nam đủ tiền đề phát triển đô thị đặc thù, đô thị có bản sắc

Đây là bài phỏng vấn TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn - chuyên gia quy hoạch xoay quanh việc phát triển đô thị trong tương lai, từ bản quy hoạch chung vừa công bố của Quảng Nam. Hàng loạt vấn đề của tác giả đặt ra như Quảng Nam sẽ định hình hình diện mạo, bản sắc ra sao khi xây dựng chuỗi đô thị ven sông, ven biển thông qua các tuyến đường bộ và hệ thống sông Vu Gia, Thu Bồn, Cổ Cò; đồ án quy hoạch mới có áp ứng các nhu cầu, lợi ích chính đáng và rất riêng của mọi tầng lớp dân cư, từ dân địa phương cho đến dân nhập cư… trong một tổng thể hài hòa và cung cấp nhiều cơ hội phát triển cho mọi người? Hay sự quan tâm của tác giả về chọn hướng phát triển “đô thị thông minh” trong thời gian đến…

Những câu hỏi phỏng vấn đều được TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn trả lời rõ ràng và có hàm lượng thông tin. TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, về địa thế, Quảng Nam khá đặc biệt. Sông ở trong đi song song với biển, là hình thái mà tỉnh có thể tận dụng để tạo nên những khu đô thị đặc trưng, với một mặt hướng sông và một mặt hướng biển.

Quảng Nam cần phát triển hệ thống giao thông thuận tiện hơn. Ít nhất phải có sự kết nối tuyến giao thông ven biển và tuyến giao thông ở phía quốc lộ và cao tốc. Những trục nối giữa các tuyến này còn khá mỏng. Với sự kết nối các tuyến, Quảng Nam sẽ tận dụng vị trí đặc biệt để tạo nên những đô thị chuyển tiếp. Đây chính là cách định vị bản sắc cho đô thị mới. Đó là các khu vực đô thị có chỗ hướng ra sông, có chỗ hướng ra biển, có khu vực giữa sông và biển. Đô thị cần tổ chức hài hòa với thiên nhiên, không nên bê tông hóa nhiều.

8.png
Theo TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn - chuyên gia quy hoạch, Quảng Nam đủ tiền đề phát triển đô thị có bản sắc. Ảnh: PVT
DOAT GIAI NHI_BAI HAN GIANG

>> Kỳ 1: Mỗi nơi mỗi kiểu chậm…

>> Kỳ 2: Vỡ dự toán, khó dự tính

>> Kỳ 3: Cần cách làm hiệu quả hơn

Tác giả theo Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc với các địa phương miền núi, cũng như khảo sát thực tế một số địa bàn. Loạt bài phản ánh tiến độ đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại 9 huyện miền núi giai đoạn 2021 – 2026 theo tinh thần Nghị quyết số 07 ngày 13/1/2021 của HĐND tỉnh diễn ra ì ạch. Sau gần 3 năm thực hiện nghị quyết chỉ có gần 1/3 số xã miền núi thực hiện công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính; chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp nào được cấp cho người dân... Việc quy chủ đất rừng quá chậm trong khi nhu cầu của người dân rất bức thiết.

Một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong quy chủ đất rừng là ranh giới quy hoạch 3 loại rừng còn nhiều bất cập, không liền khoảnh, dẫn đến nhiều khu đất người dân đã trồng rừng sản xuất nhưng không nằm trong quy hoạch 3 loại rừng. Hoặc có trình trạng nhiều trường hợp đất trồng keo một nửa nằm trong ranh giới, nửa nằm ngoài ranh giới quy hoạch 3 loại rừng. Hiện trạng các thửa đất có hình thể, diện tích không phù hợp, sai lệch…

Loạt bài này tiếp tục khẳng định Nghị quyết 07 ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tế của miền núi, với mục tiêu cuối cùng là đất rừng sản xuất của người dân phải được quy chủ, hưởng lợi từ các chính sách. Vậy nên, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã yêu cầu các địa phương và ngành chuyên môn phải rút kinh nghiệm từ kết quả thực hiện ở xã điểm, làm rõ trách nhiệm liên quan, tháo gỡ điểm nghẽn và có cách làm hiệu quả hơn.

9.png
Các huyện miền núi chậm chạp trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Ảnh: H.P
DOAT GIAI NHI_THU RUNG XE THIT

>> Xót xa cảnh thú rừng bị xẻ thịt

Hiện nay, một số địa bàn miền núi như Bắc Trà My, Phước Sơn vẫn còn tình trạng lén lút kinh doanh, buôn bán động vật hoang dã quý hiếm. Trong vai của người tiêu dùng, phóng viên Đông Yên đã thâm nhập thực tế, điều tra sự thật về tình trạng kinh doanh, buôn bán trái phép các loại thú rừng (voọc, gấu…). Bằng các hình ảnh, clip, cuộc trao đổi, mua bán qua điện thoại đã được ghi âm lại, phóng viên Đông Yên đã hơn 1 tuần âm thầm điều tra tiêu cực về buôn bán động vật hoang dã, để các cơ quan liên quan, các cấp chính quyền có biện pháp cứng rắn hơn với các hành vi buôn bán, kinh doanh, tiêu thụ động vật hoang dã và sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép.

10.png
Hình ảnh bán thịt vọoc tại Phước Sơn được phóng viên chụp được.

Đánh giá về những điểm sáng trong giải Báo chí Huỳnh Thúc Kháng năm 2023 - 2024, nhà báo Nguyễn Hữu Đổng - Phó Tổng Biên tập, thành viên của Ban giám khảo giải Báo chí Huỳnh Thúc Kháng cho hay, đề tài phản ánh tập trung vào những vấn đề liên quan đến đất và người Quảng Nam trong hành trình xây dựng, phát triển kinh tế - đời sống (trọng tâm là phát triển kinh tế xanh, du lịch xanh, quy hoạch phát triển các vùng động lực; kinh tế dược liệu, kinh tế rừng phía tây), văn hóa bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, truyền thống cách mạng, xã hội (năm nay có nhiều tác phẩm tốt về gương người tốt việc tốt, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng), tiếp tục phản ánh các chương trình mục tiêu về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính, bảo vệ tài nguyên (rừng, khoảng sản, động vật quý hiếm), ứng phó biến đổi khí hậu…

PHAT BIEU ANH DONG
BOX_CUOI BAI

NỘI DUNG: HỮU PHÚC - ĐỒ HỌA: NGUYỄN TUẤN

Nguyễn Lê Anh Tuấn, Trần Hữu Phúc