(QNO) - Sử dụng lá hẹ trị ho là cách vô cùng an toàn bạn hãy ghi nhớ công thức dưới đây ngay hôm nay nhé.
Cháo lá hẹ
Nguyên liệu:
100g lá hẹ
50g gạo tẻ
Lá hẹ rửa sạch và ngâm vào nước muối loãng khoảng 10 - 15 phút. Tiếp đó vớt ra và cắt thành khúc vừa ăn.
Nấu gạo cho đến khi chín nhừ đồng thời nêm gia vị cho vừa miệng.
Cho lá hẹ vào và nấu khoảng 2 phút.
Cách dùng: Ăn cháo lúc còn nóng sẽ giúp làm ấm và xoa dịu cổ họng, cải thiện tình trạng đau rát khó chịu khi bị ho.
Lá hẹ hấp mật ong
Nguyên liệu:
1 nắm lá hẹ tươi
Mật ong nguyên chất
Cách làm:
Lá hẹ rửa sạch và ngâm vào nước muối loãng khoảng 10 - 15 phút. Sau đó cắt khúc khoảng 2cm và cho vào chén.
Đổ mật ong vào chung với lá hẹ cho đến khi mật ong ngập mặt lá.
Đem hỗn hợp trên chưng cách thuỷ 20 - 30 phút.
Cách dùng:
Gạn lấy phần nước để sử dụng. Trẻ em có thể uống 3 – 5 ml/lần (tương đương 1 muỗng canh), người lớn uống mỗi lần khoảng 10 ml. Uống trong vài ngày để làm dịu cơn ho.
Lưu ý
Những người mắc bệnh tiểu đường, người huyết áp thấp, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 1 tháng tuổi nên thận trọng khi sử dụng mật ong.
Chườm lá hẹ
Nguyên liệu:
1 nắm lá hẹ
Cách làm:
Rửa sạch lá hẹ và ngâm vào nước muối loãng khoảng 10 - 15 phút. Tiếp đó vớt ra và để cho ráo nước.
Bạn đem lá hẹ đi hơ nóng, đắp trực tiếp vào cổ họng. Chú ý độ nóng để tránh bị bỏng.
Khi hẹ hết nóng, bạn lấy hẹ mới và làm các bước như trên.
Cách dùng: Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần áp dụng khoảng 15 phút.
Thực phẩm cần tránh khi ho
Các loại hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, cá, mực… không phải là nhóm thực phẩm được khuyến khích sử dụng khi bị ho. Bởi những loại hải sản này rất giàu protein rất dễ gây nguy cơ dị ứng và khiến bệnh ho càng nặng thêm.
Rau củ quả chứa nhiều chất nhầy
Các loại rau củ chứa nhiều chất nhầy như mồng tơi, rau đay, khoai sọ… sản xuất ra chất cellulite. Đây là chất khiến gia tăng dịch đờm, làm tăng các cơn ho và tạo sự khó chịu cho người bệnh. Vì thế, trong thời gian bị ho bạn không nên ăn những loại rau củ này.
Đồ ăn quá lạnh
Đồ ăn lạnh sẽ làm kích ứng cổ họng khiến tình trạng ho ngày càng nặng hơn. Đặc biệt, khi bạn uống nước đá hay các loại nước uống lạnh vừa khiến cơ thể bị nhiễm lạnh vừa làm tổn thương phổi. Trong trường hợp nếu muốn dùng đồ uống để trong tủ lạnh bạn hãy để nó ra ngoài, chờ cho hết lạnh rồi mới uống.
Đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ
Khi bị ho các chức năng trong hệ tiêu hóa sẽ hoạt động yếu hơn. Nếu nạp vào cơ thể quá nhiều đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ trong khoảng thời gian này sẽ khiến cho dạ dày bị hoạt động quá tải. Điều này làm cho hệ tiêu hóa chung bị ảnh hưởng, gia tăng dịch đờm và khiến bệnh ho ngày càng nặng hơn.
Thực phẩm có tính cay nóng
Ngoài đồ uống lạnh, khi bị ho, bạn hãy kiêng không ăn những thực phẩm có tính cay nóng. Cụ thể, hãy tránh xa các loại gia vị như mù tạt, ớt sừng, gừng, hạt tiêu, sả… Đây đều là những thực phẩm khiến cho vùng niêm mạc ở họng bị viêm, sưng nặng hơn. Nếu sử dụng liên tục thực phẩm có tính cay nóng trong thời gian dài sẽ làm cổ họng đau đớn và ho dai dẳng.
Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh
Theo một đánh giá công bố trên tập san dinh dưỡng Anh Quốc (British Journal of Nutrition), dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch.
Vì vậy, khi bệnh bạn nên tránh các loại thực phẩm chế biến và tinh chế thường chứa ít vitamin, khoáng chất và chất xơ như bánh mì trắng, mì trắng, bánh nướng, khoai tây chiên, đồ ăn nhẹ đóng gói và món tráng miệng nhiều đường.
Thay vào đó, bạn nên thay thế bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để tối ưu hóa sức mạnh miễn dịch của cơ thể bạn.
Đồ uống có cồn, gas, caffeine
Nhiều người thường quan niệm bia, rượu là đồ uống có cồn có tác dụng rất tốt trong việc sát khuẩn ở họng. Tuy nhiên, với những người đang bị ho, loại đồ uống này sẽ làm cho cơ thể bị mất nước, làm khô cổ họng, gây kích thích niêm mạc.
Còn caffeine là chất lợi tiểu nhẹ. Khi uống quá nhiều sẽ kích thích đi tiểu. Điều này cũng dẫn đến tình trạng khô cổ họng, gây khó chịu và khiến người dùng bị ho nặng hơn.
Rượu bia
Như đã nói ở trên, bia và rượu là hai loại đồ uống tốt nhất người bị ho không nên sử dụng. Bởi chúng sẽ làm khô cổ, khô họng và làm cho bệnh ho lâu khỏi và chuyển biến nặng.
Sữa
Hãy hạn chế sử dụng sữa trong giai đoạn bị bệnh này. Trong sữa chứa nhiều protein sẽ làm sản sinh nhiều chất nhầy thừa ở đường ruột. Nhất là khi bạn uống sữa tươi, chất nhầy này sẽ gây hại cho cổ họng và phổI.
Nước dừa, mía
Nước dừa, cơm dừa và tất cả những món liên quan tới dừa rất mát cho cơ thể tuy nhiên nó lại không tốt cho người bị ho và suyễn. Vì trong dừa có tính lạnh, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho nội tạng. Thành phần trong mía cũng tương tự như dừa vì thế bạn cũng nên hạn chế ăn mía khi bị ho.