(PR) - Mặc dù luôn nằm trong top những nghề có thu nhập cao nhất nhưng nhiều kỹ sư công nghệ có tư tưởng lập trình viên chỉ cần giỏi chuyên môn là đủ. Chính vì thế họ chỉ tập trung vào chuyên môn mà không chú trọng rèn luyện những kỹ năng mềm khác. Tuy nhiên đó lại là nguyên nhân khiến họ không đạt được thành tích cao, chậm thăng tiến trong công việc dẫu có nhiều năm trong nghề.
Vậy kỹ năng mềm nào là cần thiết để theo đuổi nghề lập trình, dù là lập trình ngôn ngữ Python hay bất cứ ngôn ngữ nào khác?
Sự kiên nhẫn
Khi lựa chọn nghề lập trình, bạn cần phải xác định đây là nghề đòi hỏi tính kiên trì và nhẫn nại. Ngay từ khi bước chân vào quá trình học, bạn không được nóng vội. Bạn cần làm quen với từng khái niệm, từng ngôn ngữ lập trình, từng khái niệm chuyên môn, thấm dần và nhớ kỹ.
Khi trở thành lập trình viên, bạn là người tìm ra những vấn đề phát sinh và giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp. Nhưng không có nhiều vấn đề giải quyết được ngay lập tức. Thay vào đó, bạn thường xuyên phải đối diện với những vấn đề khó, những bài toán trước đó chưa có lời giải. Quá trình này đòi hỏi bạn phải có đức tính kiên trì.
Kể cả khi bạn đã tìm ra lời giải bằng việc hoàn thiện sản phẩm thì cũng không có gì đảm bảo, sản phẩm đó thành công ngay từ đầu. Ngược lại, sẽ có những lỗi sai sót bạn cần thời gian nhiều giờ, thậm chí cả tuần, cả tháng để tìm ra. Vì thế, nếu không có sự kiên trì thì thành công rất khó đến với kỹ sư lập trình.
Khả năng chịu áp lực cao
Nghề lập trình là nghề mang lại nguồn thu nhập cao so với rất nhiều ngành nghề khác. Nhưng đổi lại, bạn phải làm việc với cường độ cao và chịu áp lực lớn.
Là kỹ sư lập trình, bạn thường xuyên kết thúc giờ làm tại công ty khi trời đã tối là chuyện xảy ra phổ biến. Là lập trình viên, bạn phải chấp nhận làm việc ngoài giờ để chạy thử chương trình, thậm chí đóng vai trò là khách hàng sử dụng sản phẩm để đánh giá sản phẩm. Không chỉ thời gian làm việc nhiều, bạn còn chịu áp lực từ nhiều phía như cấp trên, khách hàng hay phản hồi người dùng... Chưa kể, môi trường làm việc luôn có sự cạnh tranh cao khiến bạn rất dễ căng thẳng.
Trên thực tế đã có rất nhiều lập trình viên nghỉ việc vì không thể duy trì năng lực và thể trạng trong một thời gian dài làm việc cường độ cao. Rất nhiều lập trình viên gặp vấn đề sức khỏe, stress kéo dài. Chính vì vậy, xác định theo đuổi và thành công với nghề lập trình cũng đồng nghĩa với việc bạn phải rèn luyện khả năng chịu áp lực cao.
Kỹ năng giải quyết vấn đề và làm việc đội nhóm
Ngoài yếu tố chuyên môn cao thì kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng bắt buộc đối với lập trình viên. Bởi một lập trình viên thành công là người giải quyết được vấn đề mà doanh nghiệp, khách hàng yêu cầu.
Muốn giải quyết được vấn đề thì khi khách hàng đưa ra bài toán, lập trình viên phải nghiên cứu và tìm ra vấn đề. Sau đó, bạn mới có ý tưởng để thiết kế sản phẩm có chức năng giải quyết vấn đề với mã code phù hợp. Trong quá trình lập trình, khi có dấu hiệu bất ổn, lập trình viên cần xử lý ngay. Nếu để chậm sẽ rất dễ khiến tiến độ dự án kéo dài, thậm chí bỏ cuộc khi sản phẩm chưa hoàn thiện. Cuối cùng khi sản phẩm đưa vào vận hành, nếu còn lỗi phát sinh thì lập trình viên phải nhanh chóng tìm ra lỗi và sửa kịp thời.
Muốn giải quyết vấn đề nhanh, gọn, hiệu quả thì bạn cũng cần kỹ năng phối hợp, làm việc đội nhóm hiệu quả. Đồng thời trong công việc rất nhiều phần mềm được phát triển theo teamwork nên khả năng làm việc nhóm cũng vô cùng cần thiết và quan trọng đối với một kỹ sư lập trình.
Khả năng tự học
Một trong những nghề thay đổi và phát triển nhanh nhất hiện nay chính là phát triển phần mềm. Một lập trình viên dẫu xuất sắc tới đâu sau một thời gian không tự học, không cập nhật thêm kiến thức, kĩ năng mới thì sớm muộn trở nên tụt hậu. Chưa kể sẽ chẳng có kiến thức nào có thể đảm bảo mọi thứ cho bạn trong suốt quá trình làm việc lâu dài.
Chính vì vậy, kỹ năng tự học là vô cùng quan trọng đối với lập trình viên. Bạn có thể tự học qua internet, qua tài liệu, qua sách báo cũng như qua đồng nghiệp, cấp trên. Hãy sẵn sàng học ngôn ngữ lập trình mới kể cả bạn chưa sử dụng tới nó. Với tinh thần đó, bạn sẽ luôn bình tĩnh và tự tin đối diện với vấn đề mới. Kiến thức được cập nhật và bổ sung thường xuyên cũng giúp bạn chủ động hơn trong công việc. Điều đó sẽ khiến bạn được sếp, đồng nghiệp đánh giá cao và trọng dụng.
Sẽ còn rất nhiều kỹ năng quan trọng khác nữa nhưng trên đây là 4 kỹ năng bắt buộc phải có đối với người theo nghề lập trình. Hi vọng những chia sẻ này giúp bạn sớm có kế hoạch rèn luyện để đạt được thành công trong công việc.