Bạn cần biết

5 cách giúp duy trì động lực khi tìm việc làm nhanh

P.V 24/04/2024 21:17

(PR) - Để tìm được việc làm phù hợp với mong muốn, có thể bạn sẽ cần một khoảng thời gian dài. Trong quá trình đó, khá nhiều người đã trải qua cảm giác chán nản, thất vọng, căng thẳng thậm chí trầm cảm khi liên tiếp bị nhà tuyển dụng từ chối. Thực tế cho thấy, nếu bạn càng mất động lực thì tìm việc làm nhanh sẽ càng trở nên khó khăn. Vì vậy, việc duy trì động lực khi tìm việc là điều cần thiết, quan trọng để có được công việc phù hợp.

Nếu bạn cũng đang rơi vào tình trạng thiếu động lực khi tìm việc tại Đà Nẵng, TPHCM, Hà Nội… thì 5 gợi ý sau đây là dành cho bạn.

441-202404242116091.png

Đặt mục tiêu phù hợp

Đặt mục tiêu quá lớn sẽ khiến bạn lo lắng quá mức, dẫn tới gia tăng căng thẳng. Bạn cần xác định đúng giá trị bản thân để đưa mục tiêu phù hợp. Ví dụ, không nên đề xuất mức lương quá cao so với năng lực hay mặt bằng chung khi bạn chưa đủ xuất sắc. Cũng không nên gò ép bản thân phải trúng tuyển chỉ sau 1-2 CV ứng tuyển khi bạn còn non kinh nghiệm.

Thay vào đó nên đưa mục tiêu phù hợp đồng thời chia nhỏ chúng. Ví dụ, tuần một hoàn thiện hồ sơ xin việc, tuần hai tìm 5 vị trí phù hợp để nộp hồ sơ... Điều này giúp bạn dễ hoàn thành mục tiêu hơn, tạo sự phấn chấn trong suốt quá trình tìm việc làm nhanh.

Bạn cũng không nên coi tìm việc là mục tiêu duy nhất. Khi chỉ có mục tiêu, bạn dễ bị “sụp đổ” nếu nhà tuyển dụng từ chối. Thay vào đó, bạn hãy đặt thêm mục tiêu khác. Đó có thể là cọ sát đối thủ mạnh, tích lũy thêm kỹ năng phỏng vấn... Điều này giúp bạn duy trì tự tin dù mục tiêu quan trọng nhất chưa đạt.

441-202404242116093.jpg

Thừa nhận điểm yếu với thái độ tích cực

Nhà tuyển dụng luôn biết cách khiến bạn mắc sai lầm và bộc lộ điểm yếu. Ngay cả khi bạn cố tình che giấu, nói dối thì cũng khó “qua mặt” được họ. Đến khi bị nhà tuyển dụng “vạch trần”, bạn vừa mất điểm, vừa dễ rơi vào trạng thái mặc cảm, bi quan, tiêu cực.

Thay vào đó, hãy thành thật trong suốt quá trình xin việc. Bạn không nên nói quá năng lực, càng không nên cố tình che giấu điểm yếu. Hãy thẳng thắn chia sẻ điểm còn thiếu sót với thái độ cầu thị, học hỏi và mong muốn hoàn thiện bản thân.

Điều này giúp bạn duy trì tâm trạng thoải mái. Dẫu có bị từ chối vì điểm yếu nào đó thì bạn cũng lấy đó là động lực để hoàn thiện mình hơn.

Không so sánh với ứng viên khác

Hiểu đối thủ là rất quan trong nên bạn cần tìm hiểu về người cùng ứng tuyển, đánh giá điểm mạnh điểm yếu của họ. Điều này giúp bạn có chiến lược phù hợp đồng thời dự trù được khả năng thành công khi nộp CV. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào điểm mạnh của họ rồi so sánh với điểm yếu của mình thì không nên. Bạn sẽ tự đánh mất cơ hội việc làm của mình chỉ vì lo sợ ứng viên khác.

Thay vào đó, bạn nên tập trung vào điểm mạnh cá nhân. Hãy liệt kê điểm mạnh phù hợp, sau đó khéo léo đưa vào CV, thư xin việc và tìm cách thể hiện điểm này khi tham dự phỏng vấn.

Chuẩn bị kỹ trước khi bắt đầu

Khi coi tìm việc như một công việc, bạn sẽ biết cách sắp xếp, lên kế hoạch để công việc đó diễn ra suôn sẻ, thuận lợi cũng như duy trì được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Bạn sẽ phải chuẩn bị kỹ ngay từ đầu, từ sự chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý, tài chính, sức khỏe... Sau đó, bạn cần thời gian để tạo hồ sơ xin việc, tìm hiểu công ty ứng tuyển, kỹ năng phỏng vấn, trang phục phỏng vấn...

Gặp khó khăn ở đâu, bạn dừng lại đánh giá và sửa đổi. Ví dụ CV chưa chuyên nghiệp, hãy chỉnh sửa và hoàn thiện nó sao cho thu hút nhất. Nếu chưa tìm được công việc phù hợp hãy phân tích, so sánh từng cơ hội nghề nghiệp với năng lực bản thân... Hơn nữa bạn nên chia khung thời gian tìm việc cụ thể trong ngày, trong tuần. Điều này giúp bạn chủ động, không bị hoảng hốt, cuống cuồng tìm việc giữa đêm hay trong lúc nghỉ ngơi.

Bạn cần giữ quá trình tìm việc trong tầm kiểm soát để luôn duy trì năng lượng cân bằng ngay cả khi đang rơi vào khó khăn.

441-202404242116092.jpg

Nghỉ ngơi, kết nối với mọi người

Bạn cần tập trung cao độ để tìm việc thành công trong thời gian ngắn. Nhưng bạn không nên tự cô lập chính mình, bỏ quên các mối quan hệ trong suốt quá trình đó. Bởi bạn rất dễ mất phương hướng, mệt mỏi, chán nản thậm chí thấy cô lập khi thất bại.

Bạn nên dành thời gian gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Trong câu chuyện với mọi người nên cởi mở chia sẻ về mục tiêu thậm chí cả khó khăn trong quá trình tìm việc. Biết đâu chính mối quan hệ này sẽ kết nối cho bạn công việc phù hợp, chia sẻ kinh nghiệm tìm việc hiệu quả hoặc chí ít là lời động viên truyền cho bạn năng lượng tích cực, niềm tin vào bản thân.

Bạn cũng nên cho phép bản thân nghỉ ngơi, tận hưởng khía cạnh khác của cuộc sống trong suốt quá trình xin việc như tham gia hoạt động thể dục thể thao, đọc sách, tham gia khóa học kỹ năng...

Duy trì động lực tìm việc làm nhanh trong khoảng thời gian dài là điều không dễ dàng nhất là khi bạn liên tiếp bị nhà tuyển dụng từ chối. Tuy nhiên nếu áp dụng linh hoạt 5 cách trên đây, bạn sẽ luôn giữ được niềm tin, sự lạc quan, thậm chí biết cách tận hưởng cả niềm vui và bài học chưa thành công.

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
5 cách giúp duy trì động lực khi tìm việc làm nhanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO