(QNO) - Ho về đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vì vậy, cần biết nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
Thời tiết đang bước vào thời điểm giao mùa chính là điều kiện thích hợp để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Một trong những bệnh lý dễ gặp nhất trong thời điểm này chính là ho về đêm. Ho về đêm khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc học tập và làm việc. Ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bện
Nguyên nhân gây ho về đêm
Xuất hiện dị vật, chất nhầy ở cổ họng
Sự thay đổi thất thường của thời tiết, đặc biệt là nhiệt độ, là nguyên nhân hàng đầu gây ra các phản ứng ở các cơ quan hô hấp. Lúc này, mũi tiết dịch nhầy, gây ra tình trạng sổ mũi.
Đồng thời, dịch nhầy chảy xuống họng gây viêm họng, ngứa họng và xuất hiện các cơn ho như một phản xạ để tống dịch nhầy ra khỏi cổ họng. Về đêm, nhiệt độ xuống thấp hơn ban ngày nên người bệnh sẽ ho nhiều hơn.
Các cơn hen suyễn, hen phế quản
Triệu chứng chung của những người bị ho về đêm là ho khan, khó thở, thở rít, đau tức ngực,… Ban đêm, khi nhiệt độ xuống thấp thì tình trạng này càng nghiêm trọng, người bệnh sẽ ho và khạc ra nhiều đờm. Đây cũng chính là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, hen phế quản. Hay nói cách khác, những người bị hen suyễn thường bị ho khan về đêm.
Cảm lạnh, cảm cúm
Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên. Bệnh do vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp. Từ đó khiến cổ họng và mũi bị viêm nhiễm, tăng tiết dịch nhầy.
ịch nhầy nhiều gây kích ứng cổ họng và ho vào ban đêm. Người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sổ mũi, khó thở, sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.
Viêm xoang, nghẹt mũi
Viêm xoang khiến các xoang bị tắc, gây ra tình trạng nghẹt mũi mãn tính. Lúc này, chất dịch không được thải ra ngoài qua đường mũi mà chảy ngược xuống cuống họng, ứ đọng ở đó và gây ra ho, đặc biệt là ho nhiều về đêm.
Trào ngược dạ dày - thực quản
Trào ngược dạ dày - thực quản không chỉ gây khó chịu cho người bệnh vì cảm giác nóng và hơi chua khi ợ mà còn là nguyên nhân gây ra ho về đêm, nhất là khi người bệnh ăn nhiều và ăn gần giờ đi ngủ.
Cơ thể thiếu sắt
Thiếu sắt không phải là nguyên nhân chính, nhưng cũng là lý do gây ra các cơn ho về đêm. Bởi khi cơ thể thiếu sắt thì sẽ gây kích thích cổ họng và dẫn đến ho. Vì thế, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt để làm giảm và phòng tránh ho về đêm.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn có thể kể đến như thuốc điều trị cao huyết áp, nếu uống không đúng cách có thể gây ra ho. Nếu nghi ngờ điều này, ng
Biện pháp giảm ho về đêm giúp ngủ ngon giấc
Gối cao đầu và nằm nghiêng khi ngủ
Một trong những cách làm giảm và phòng tránh ho về đêm đơn giản mà hiệu quả là gối cao đầu đi ngủ, khoảng 15 - 20cm là được. Bởi gối cao đầu sẽ hạn chế dịch nhầy từ mũi chảy xuống cuống họng, đồng thời, axit trong dạ dày cũng không bị trào ngược lên vùng phổi, ngực. Song song với gối cao đầu, bạn có thể ngủ ở tư thế nằm nghiêng để dễ chịu hơn.
Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng ngủ
Một cách trị ho về đêm cho người lớn và bé đó là sử dụng máy tạo độ ẩm. Nhiệt độ lạnh hay nóng từ điều hòa, từ quạt điện, máy sưởi… đều dễ khiến cho cơn ho trở nên trầm trọng hơn bởi chúng làm cho đường thở của bạn bị khô. Đặc biệt khi nhà có trẻ em, bạn cần phải thực hiện một số giải pháp phòng ngừa sự ảnh hưởng của không khí khô trong quá trình sử dụng hệ thống sưởi ấm hay máy điều hòa.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại cây trồng như hương thảo, oải hương, húng quế, bạc hà, bạc hà cay, hòa bình… nếu được trồng trong nhà cũng sẽ giúp lọc không khí, cân bằng độ ẩm, nâng cao khả năng chống lại các dấu hiệu nấm mốc.
Giữ gìn, vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ
Nếu bạn bị ho dai dẳng vào ban đêm và dễ bị dị ứng, hãy giữ cho giường ngủ sạch sẽ. Mạt bụi là những sinh vật nhỏ li li ăn các vảy da chết, thường sống ở trên giường và là tác nhân dị ứng phổ biến. Đặc biệt là khi bạn bị dị ứng hoặc hen suyễn thì tình trạng dị ứng càng nặng.