(PR) - Theo nhịp sống hiện đại, tủ lạnh trở thành một vật dụng thiết yếu trong mỗi gia đình. Tủ lạnh giống như một chiếc kho bảo quản thức ăn cho gia đình bạn luôn tươi ngon. Vậy đã bao giờ bạn gặp vấn đề tủ lạnh không lạnh khi đang chạy khiến thực phẩm trong tủ bị hỏng, chảy nước gây khó chịu chưa? Có nhiều nguyên nhân khiến chiếc tủ không lạnh. Song, cần làm gì khi tủ lạnh không lạnh? Đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
1/ Top 9 nguyên nhân khiến tủ lạnh không lạnh và cách khắc phục
Có rất nhiều nguyên nhân khiến tủ đang chạy nhưng không lạnh. Có thể do nguồn điện, do vệ sinh hoặc do các vấn đề kỹ thuật, ... Tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau mà chúng ta có cách xử lý cho từng trường hợp.
Chứa quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh
Nguyên nhân rất phổ biến và thường gặp là do để quá nhiều thực phẩm dự trữ trong tủ. Mỗi tủ lạnh có dung tích chứa cụ thể. Khi bạn để quá nhiều thực phẩm khiến tủ không có khoảng trống để không khí lạnh lưu thông, dẫn đến việc lưu thông kém, không làm lạnh được thực phẩm. Bởi vậy, để bảo quản thực phẩm tốt, bạn chỉ nên duy trì một lượng thực phẩm vừa đủ trong tủ
Cách khắc phục
Khi gặp vấn đề này, bạn nên sắp xếp lại thực phẩm cho ngăn nắp, trật tự và theo quy tắc. Đồng thời, cũng nên giảm bớt lượng thực phẩm trong tủ.
Cửa tủ lạnh đóng không kín hoặc ron cao su bị hở
Cánh tủ lạnh không đóng kín khiến tủ hoạt động liên tục mà không lạnh. Lúc này, bạn cần kiểm tra xem lý do cánh tủ không khít, bị hở hoặc bám thức ăn nào đó trong tủ lạnh không. Trường hợp này xảy ra có thể là do viền ron cao su gặp các vấn đề như: ron bị chai cứng, mất độ bám, bị bong tróc, đóng cửa không khít....
Cách khắc phục
Việc đầu tiên bạn cần làm lúc này là vệ sinh cánh tủ loại bỏ những vết bẩn, cặn thức ăn bám vào cánh tủ. Nếu do ron bị xẹt, đứt cần liên hệ với dịch vụ sửa chữa và bảo trì để được xử lý.
Do cài đặt sai nhiệt độ
Trường hợp tủ lạnh không lạnh do chỉnh nhiệt độ làm lạnh ở mức quá thấp, hoặc cài đặt chế độ tiết kiệm điện sẽ khiến tủ vẫn chạy mà không lạnh. Bạn cần kiểm tra lại nút điều chỉnh nhiệt độ tại ngăn mát và nút chỉnh lưu lượng gió tại ngăn đá và điều chỉnh 2 nút chỉnh nhiệt về nhiệt độ chuẩn. Sau khoảng 8 - 10 tiếng, bạn nên cẩn trọng kiểm tra lại một lần nữa xem tủ làm lạnh bình thường chưa.
Bộ xả đá không hoạt động
Bộ xả đá nằm phía sau ngăn đá. Tủ lạnh hoạt động lâu ngày sẽ bị đông đá và bám tuyết, gây "tê liệt" hoạt động của bộ phận làm lạnh dẫn đến tủ lạnh. Các vấn đề hay gặp nhất gồm:
Khi gặp trường hợp này, bạn cần liên hệ ngay với dịch vụ bảo trì và sửa chữa để thay bộ xả đá để có thể giúp cho tủ lạnh hoạt động lại bình thường.
Dàn lạnh bị đóng tuyết
Dàn lạnh bị đóng tuyết gây ra 2 vấn đề: Không đông đá ở ngăn đá và không lạnh ở ngăn mát. Với các tủ lạnh đời cũ hoặc các tủ lạnh đóng tuyết thường không có bộ phận xả đá. Chức năng của bộ phận này là nung nóng dàn lạnh, làm tan tuyết trong dàn lạnh. Tuy nhiên, một số dòng tủ đời cũ không có bộ phận xả đá nên dẫn đến tình trạng dàn lạnh bị đóng tuyết.
Các tủ lạnh đời mới khi dàn lạnh đóng tuyết làm cho khí lạnh không lưu thông được xuống ngăn mát, tủ bị mất độ lạnh ở ngăn mát.
Cách khắc phục
Bạn tự xử lý bằng cách ngắt nguồn điện của tủ lạnh để xả đá trong khoảng 3 - 5 giờ. Vệ sinh tủ lạnh và cắm nguồn điện để tủ hoạt động bình thường. Và sau đó nhớ kiểm tra tủ đã hết hiện tượng ngăn mát không lạnh chưa nhé!
Tủ lạnh bị thiếu gas hoặc rò rỉ gas
Tủ lạnh bị thiếu hoặc hết gas thì mọi thứ vẫn chạy bình thường nhưng không có lạnh, vì khí gas là dẫn chất quan trọng giúp tủ lạnh làm lạnh được. Tủ lạnh bị rò rỉ gas có 2 nguyên nhân: Tủ lạnh bị thủng dàn lạnh hoặc ống đồng bị gãy.
Trong trường hợp tủ bị thiếu gas hoặc rò rỉ gas, bạn nên gọi dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng để xử lý.
Tủ bị thủng dàn lạnh
Thủng dàn lạnh là một trong những hư hỏng hay xảy ra với những tủ lạnh mini. Dòng tủ này không có chức năng xả đá, thường bị tuyết bám nhiều vào dàn lạnh. Khi xả đá có một số trường hợp dùng các đồ vật để cạo đá cho nhanh, thay vì quá trình xả đá tự nhiên diễn ra vài tiếng. Vật nhọn dùng cậy đá đâm thủng dàn lạnh, khiến gas bị rò rỉ ra ngoài dẫn đến việc tủ lạnh không còn khả năng làm lạnh.
Để xử lý trường hợp thủng dàn lạnh, bạn cần nhờ dịch vụ sửa chữa hàn lại dàn lạnh và bơm gas. Hoặc có thể bạn sẽ phả thay dàn lạnh mới nếu vết thủng qua lớn và không thể hàn được.
Block tủ bị hư
Block tủ lạnh còn được gọi là máy nén tủ lạnh, nằm phía sau lưng tủ lạnh. Đây là một trong những linh kiện quan trọng nhất tủ lạnh. Block có vai trò bơm và nén gas lên dàn nóng, từ đó gas được giải nhiệt và đi qua dàn lạnh làm lạnh toàn bộ tủ lạnh. Khi block có dấu hiệu hư hỏng, cần phải tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa trong thời gian sớm nhất, để tránh trường hợp hư hỏng nặng khó sửa chữa.
Bạn cần liên dịch vụ sửa chữa để họ tiến hành kiểm tra và khắc phục nếu hư hỏng nhẹ. Thay block mới nếu hư hỏng nặng, tuy nhiên giá thành của Block khá cao. Hãy cân nhắc việc thay tủ mới khi chiếc tủ cũ sử dụng đã quá lâu.
Cảm biến nhiệt độ bị hỏng
Cảm biến tủ lạnh hay còn gọi là zơle, có nhiệm vụ cảm nhận nhiệt độ của tủ lạnh có tác dụng tự ngắt khi tủ đã đạt đến độ lạnh nhất định. Chúng sẽ tự khởi động cho tủ hoạt động lại nếu độ lạnh của tủ giảm.Một vài trường hợp cảm biến nhiệt độ của tủ lạnh bị hư hỏng, hoạt động không ổn định khiến tủ yếu lạnh hoặc không đông đá.
Với trường hợp này, bạn không thể tự sửa mà cần liên hệ với dịch vụ sửa chữa để kiểm tra cảm biến nhiệt và thay thế nếu hỏng.
2/ Dịch vụ sửa tủ lạnh tại nhà TP.HCM uy tín tại điện lạnh Anh Thắng
3/ Đặt lịch tại Điện lạnh Anh Thắng bằng 4 bước sau
Website https://www.dienlanhanhthang.com/
Holine 0901778300
Zalo 0901778300
Fanpage: https://www.facebook.com/dienlanhanhthang