Bảo quản thực phẩm thừa sau Tết

Theo giadinhvaphapluat.vn 21/02/2018 10:16

(QNO) - Bảo quản thực phẩm thừa sau Tết là việc mà các chị em nội trợ cần quan tâm. Việc bảo quản không đúng cách sẽ làm các loại thực phẩm này nhanh hỏng.

Bảo quản thực phẩm thừa sau Tết là việc mà các chị em nội trợ cần quan tâm.
Bảo quản thực phẩm thừa sau Tết là việc mà các chị em nội trợ cần quan tâm.

Hành, tỏi khô: Tránh phơi nắng to

Sau Tết, hành tỏi không bảo quản đúng cách rất dễ bị mọc mầm. Để tránh hiện tượng này nhiều người cho vào bảo quản trong tủ lạnh hoặc lựa những ngày có nắng để đem phơi.

Theo KS Nguyễn Minh Hải, Công ty Công nghệ Chế biến Thực phẩm Hà Thành, Phúc Thọ, Hà Nội, thực tế nguyên tắc bảo quản lâu dài, giữ cho hành tỏi không bị mọc mầm là phải đảm bảo chúng được khô. Vì thế, nếu thấy hành tỏi còn tươi thì cần phải mang phơi để làm khô.

Tuy nhiên, không phơi ngoài nắng to dễ khiến cho hành tỏi bị quắt đi; mà phơi nắng nhẹ, phơi cho đến khi ấn tay vào thấy lớp vỏ mỏng bên ngoài bong ra là được.

Đặc biệt, nhiều gia đình sau khi phơi xong lại mang để ở rổ, rá hoặc xếp ngay xuống đất. Kiểu bảo quản hở như vậy dễ làm hành tỏi nhiễm ẩm trở lại, nhất là khi gặp trời nồm ẩm và lại mọc mầm.

Vì thế, sau khi phơi xong phải bảo quản khô, bằng cách cho vào lọ/hũ đóng kín, ăn đến đâu lấy đến đấy. Ngoài ra, trong trường hợp hành tỏi bị mọc mầm, bạn cũng không nên vứt bỏ rất lãng phí, bạn có thể trồng hành, tỏi đã mọc mầm tại nhà trong chai nhựa, hộp xốp vừa có nguồn gia vị tươi ngon, vừa làm đẹp cho nhà, bếp. Đây đều là những loại cây gia vị rất dễ trồng.

Còn măng thật ra ít bị mốc hơn, vì có rất ít chất dinh dưỡng nên nấm mốc không dễ phát triển. Thế nhưng, nếu măng đã có dấu hiệu bị nấm xanh, nấm đen bám trên bề mặt thì không nên dùng, bởi khi nấu lên thì mùi vị của măng cũng không còn ngon, đấy là chưa kể đến độc tố có ở trong măng mốc.

Ngũ cốc: Chú ý chỗ để

“Không chỉ đối với đậu, lạc, măng khô, mực khô mà với bất kể loại thực phẩm khô nào cũng chỉ nên tận dụng khi mới chớm bị mốc và có thể cắt bỏ phần mốc. Trường hợp thực phẩm đã bị mốc, lên nấm xanh, nấm đen thì tuyệt đối không nên tiếc rẻ, tốt nhất là vứt bỏ để tránh nguy cơ tích tụ các độc tố trong nấm mốc vào cơ thể qua đường ăn uống”- KS Nguyễn Minh Hải.

Gạo, lạc, đỗ (đỗ xanh, đỗ tương…) là những loại ngũ cốc thường dư thừa sau Tết. Tuy nhiên, các loại ngũ cốc này rất dễ bị giảm chất lượng khi để lâu, nhất là trời nồm ẩm đang đến gần.

Nhiều người lầm tưởng rằng, đây đều là những thực phẩm khô nên bảo quản dễ, thực tế, cần phải nhớ rằng, các loại sản phẩm này hút ẩm khá nhanh từ môi trường bên ngoài, nhất là với lạc, các loại đỗ vì chúng nằm trong nhóm nông sản chứa nhiều dầu, hàm lượng chất béo cao nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường. Vì vậy, nếu ăn Tết không hết thì phải đảm bảo bảo quản kín, cách ly không cho tiếp xúc với không khí môi trường.

Với gạo, nhiều người có thói quen để mặc trong bao tải khi mua về, thậm chí chọn những nơi khuất như góc bếp để đặt tải gạo, vốn là những nơi ẩm thấp rất dễ có nguy cơ bị côn trùng, nấm mốc tấn công. Cách bảo quản tốt nhất là cho gạo vào thùng có nắp đậy, để nơi khô ráo, thoáng mát…

Với các loại hạt như lạc, đỗ, nên bảo quản trong các hộp, lọ kín là tốt nhất, nếu để trong túi nilon thì phải bọc vài lần túi để đảm bảo không khí không thể lọt vào bên trong. Cùng với việc bảo quản kín cần để nơi khô, ráo, thoáng mát. Nhìn chung đối với lạc, đỗ và các loại ngũ cốc khác, đặc biệt là gạo, tốt nhất không nên mua tích thật nhiều trong gia đình. Đây đều là những sản phẩm rất sẵn có ngoài thị trường, tốt nhất ăn đến đâu, mua đến đó.

Theo giadinhvaphapluat.vn

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Bảo quản thực phẩm thừa sau Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO