(QNO) - Cây này vừa ăn ngon vừa chữa được nhiều chứng bệnh nguy hiểm, các bạn chịu khó mua cho cả nhà ăn nhé!
Cách nấu món này rất đơn giản
Rau sâm chọn lá tươi, non, rửa sạch và để ráo nước. Tôm tươi làm sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, giã thô. Uớp tôm với muối, hạt nêm, đường, hành, tiêu, tỏi khoảng mươi phút cho tôm thấm gia vị.
Đặt nồi lên bếp, phi thơm dầu ăn, cho tôm vào đảo đều để thịt tôm săn lại, chín, dậy hương thơm thì thêm nước dùng. Nước sôi cho rau sâm vào, nấu chín, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Đơn giản vậy thôi mà đã có món canh thanh mát giải nhiệt cho cả gia đình.
Sâm đất là cây thân thảo, mọc đứng, thân nhẵn, phân nhánh nhiều ở dưới. Lá mọc so le hình trái xoan thuôn, phiến lá dày, hơi mập, bóng cả 2 mặt, mép lá hầu như lượn sóng. Đây là vị rau thuốc, bồi bổ cho cơ thể khi suy nhược, ra nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, thiếu sữa. Ngoài ra, lá sâm đất còn là nguyện để nấu canh (ăn ngon như lá mồng tơi).
Rau sâm ưa đất ẩm nhưng nhiều ánh nắng, rất dễ trồng, có thể thu hoạch lá, quanh năm. Khi thu hoạch thì cắt nhánh để cây đâm chồi, cho ra lứa rau khác. Ngoài ra, rau sâm còn được trồng trong các chậu kiểng vì cây cho hoa bé xinh, phớt hồng rất đẹp.
Ngoài ra sâm đất còn có 1 công dụng tuyệt vời khác dùng để điều trị bệnh bệnh sỏi thận và sỏi bàng quang, viêm thận; giải độc cho gan. Liều dùng 10-25 gr khô/ngày, dạng thuốc sắc. Có thể tán bột uống; hoặc pha uống như trà (10 gr trong 1 lít nước sôi), nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5 gr bột rễ trong 1 ngày.
Sắc nước uống như trà
Trị chứng viêm khớp :
Giúp giảm viêm sưng và giãm đau trong những khớp xương. Theo lương y Vũ Quốc Trung, củ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm, giảm cơn ho và suyễn. Dân gian thường lấy củ sâm đất ngâm rượu uống; lá nấu canh ăn giúp thanh giải thử nhiệt cơ thể, làm mát gan. Canh rau sâm đất ăn có vị ngọt, hơi chua giống như rau mồng tơi, nhưng không có nhớt.
Trường hợp khó tiêu, sâm đất hoạt động giúp làm giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, dùng làm bài thuốc trị giun sán. Sâm đất còn giúp giảm táo bón.
Sâm đất được dùng nhiều trong những bệnh về da như ghẻ. Hạt quả sâm đất khi ngâm nước sẽ tạo ra một thứ keo như thạch có thể dùng đắp mụn nhọt và các vết đứt. Liều dùng 10-25 gr khô/ngày, dạng thuốc sắc.
Vì lá cây sâm đất có vị hơi đắng, cay; tính lạnh, có ít độc nên khi dùng với liều lượng cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi.
Rễ có vị ngọt, cay, tính mát. Công dụng: thanh nhiệt (hạ sốt), lợi niệu, giải độc. Chủ trị, toàn cây chữa tiểu đường .
Rễ dùng chữa đau răng, đau bụng, cảm mạo, bệnh gan, cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu. Kinh nghiệm dân gian ở Nam bộ thường dùng củ sâm đất nấu nước uống làm thuốc bổ.
Sâm đất cũng được người Thái Lan dùng cho phụ nữ hậu sản nhằm kích thích tiết sữa và phục hồi chức năng của tử cung sau khi sinh.
Ở Thái Lan, theo nghiên cứu thử nghiệm trên loài chuột cho thấy dịch chiết từ cây sâm đất cũng có tác dụng gây xẩy thai ở loài chuột. Tuy chưa có thực nghiệm và phân tích đầy đủ nào về tác động của dịch chiết sâm đất lên quá trình mang thai ở người nhưng phụ nữ mang thai nên tránh dùng tới loại thảo dược này.
Quá trời công dụng trong cây sâm đất đúng không ạ, còn chờ gì nữa mà không hái ăn ngay hả các chị!
Theo phununews.vn