(QNO) - Theo thống kê, hiện có khoảng 285 triệu người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới. Bệnh gây ra những hậu quả nặng nề khi đường huyết luôn nằm trong vùng nguy hiểm và được các chuyên gia nội tiết xếp ở vị trí thứ 5 gây tử vong cho toàn nhân loại.
Bệnh tiểu đường là gì?
Khi chúng ta ăn hoặc uống, tuyến tụy tạo ra loại hoóc môn gọi là insulin. Insulin được giải phóng vào máu và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Tiểu đường là tình trạng tăng đường trong máu mạn tính, không lây nhiễm, có tính di truyền, do thiếu insulin (tụy tạng không tiết insulin hay insulin hoạt động không hiệu quả). Thông thường bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị tiểu đường khi đường huyết lúc đói ít nhất qua 2 lần thử máu lớn hơn hay bằng 126mg/dL (7mmol/L).
- Không có insulin được sản sinh, thông thường được gọi là tiểu đường type 1 và yêu cầu bệnh nhân phải sử dụng tiêm insulin.
- Insulin được tạo ra nhưng cơ thể trở nên kháng insulin khiến cho insulin không còn hiệu quả. Hiện tượng này thường được gọi là tiểu đường type 2 và đang dần trở nên ngày càng phổ biến.
Vấn đề là ở chỗ mặc dù tiểu đường không liên tục đe dọa cuộc sống nhưng những ảnh hưởng lâu dài của nồng độ đường huyết cao có thể gây tổn hại cho sức khỏe của người bệnh. Tiểu đường nếu như không được kiểm soát và nồng độ đường huyết cao trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề cho các bộ phận trên cơ thể như thận, mắt, dây thần kinh cũng như tim. Điều này nghe có vẻ rất khắc nghiệt nhưng kiểm soát đường huyết bằng sự kết hợp giữa bài thuốc gia truyền, thủ tục chăm sóc sức khỏe thay thế, chế độ dinh dưỡng và tập luyện sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ.
Biểu hiện của bệnh tiểu đường
Không có triệu chứng. Bạn không hề nghe nhầm. Rất nhiều người không gặp phải sự khác biệt nào trong cảm giác và vô cùng kinh ngạc khi họ biết rằng mình đã bị tiểu đường. Dù bạn có cảm thấy khỏe mạnh hay không đều phải thực hiện kiểm tra chẩn đoán.
- Liên tục khát nước: Bạn có thể uống nước và uống nước sau đó lại uống nước nhưng vẫn cảm thấy khát. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn trước khi tiểu đường được chẩn đoán nếu như bệnh nhân uống quá nhiều nước ngọt. Nước ngọt làm cho nồng độ đường huyết càng tăng thêm và dẫn tới khát nước vô độ.
- Đi tiểu quá nhiều: Bệnh nhân cần phải đi tiểu thường xuyên và với lượng lớn mỗi lần. Bị thức giấc trong khi đang ngủ say khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi đêm là hiện tượng rất phổ biến. Điều này có thể gây ra khó chịu cho rất nhiều người. Nồng độ đường huyết cao giải phóng vào trong nước tiểu. Điều này dẫn tới sự mất nước của cơ thể và khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khát và lại đi tiểu nhiều lần.
- Sụt cân: Nhiên liệu chính của cơ thể là glucose. Bệnh nhân tiểu đường không thể sử dụng glucose thích hợp nên nó phải phóng vào trong nước tiểu và đi ra khỏi cơ thể. Thiếu nhiên liệu đồng nghĩa với việc các tế bào trong cơ thể không thể sản sinh ra năng lượng. Kết quả là bị sụt cân.
Ngoài ra, các triệu chứng khác của tiểu đường bao gồm táo bón, thiếu sức sống, ngứa ran hoặc rân rân như kiến bò ở bàn tay và bàn chân, mờ mắt và nhiễm trùng.
Theo vietnamnet.vn