(PR) - Đối với những câu hỏi phỏng vấn sàng lọc thường gặp, bạn cần trả lời đúng trọng tâm, cung cấp đầy đủ thông tin mà nhà tuyển dụng muốn nghe. Điều này có thể giúp bạn tạo ấn tượng tốt cũng như tăng cơ hội được tham dự vòng phỏng vấn.
Dưới đây là 7 câu hỏi phỏng vấn sàng lọc thường gặp và câu trả lời “ăn điểm” mà bạn có thể tham khảo và rút kinh nghiệm để có được kết quả tốt hơn khi xin việc làm ở Đà Nẵng, Huế, TPHCM…
Với câu hỏi phỏng vấn sàng lọc này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu lý do ứng viên chọn công việc này để có thể nắm bắt được mục tiêu tìm kiếm việc làm của bạn, xem họ có phù hợp với công việc hay không. Để đưa ra câu trả lời tốt nhất, bạn có thể đề cập đến mục tiêu làm việc ngắn hạn - dài hạn và bạn cảm thấy phù hợp với định hướng phát triển của công ty ra sao. Tiếp đến, bạn có thể gợi ý những kỹ năng nghề nghiệp của bản thân có liên quan đến vị trí ứng tuyển và giúp bạn đạt thành tích cao khi được đảm nhận công việc.
Tại sao bạn nghỉ việc?
Đi kèm với câu hỏi phía trên chính là thắc mắc này, nhà tuyển dụng cũng có thể hỏi thêm vì sao bạn lại nghỉ làm công việc cũ. Trên thực tế, đây là dạng câu hỏi thách thức giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá được tính cách ứng viên. Những ứng viên đưa ra câu trả lời mang tính tiêu cực, chẳng hạn như phàn nàn về sếp cũ, đồng nghiệp cũ hay than vãn những khó khăn trước đây chắc chắn không phải là lựa chọn tốt cho vị trí ứng tuyển. Do vậy, nếu bạn nghỉ việc với lý do cá nhân thì cũng không nên nói quá chi tiết hoặc đưa ra những câu trả lời không hay. Hầu hết những ứng viên khôn ngoan luôn nói rằng mình lựa chọn dừng lại ở công ty cũ vì muốn tìm cơ hội mới để phát triển bản thân.
Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Nếu một ứng viên thực sự quan tâm đến vị trí việc làm cũng như có khao khát gắn bó với công ty thì không thể không dành thời gian tìm hiểu, cập nhật thông tin cơ bản về công ty. Chính vì thế, đặt câu hỏi này sẽ là phương án được nhiều nhà tuyển dụng lựa chọn để đánh giá lại lần nữa ứng viên có thật sự muốn gắn bó lâu dài với công ty hay không. Ngoài ra, nó còn cho thấy mức độ chu đáo và cẩn thận của ứng viên khi chuẩn bị sẵn sàng những tài liệu như thế này. Tốt nhất bạn nên xem trước thông tin của công ty trên mạng, ở trang web chính thống hoặc các kênh mạng xã hội.
Điểm mạnh - điểm yếu của bạn là gì?
Ở câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn thấy được cách bạn tự nhận xét bản thân, đâu là điểm mạnh, điểm yếu và chúng có thể giúp bạn những gì trong công việc sắp tới. Khi nói về điểm mạnh, bạn nên nói những điểm bạn có thể làm tốt nhất và liên quan đến vị trí ứng tuyển, tuy nhiên không nên nói quá vì người nghe sẽ cảm thấy bạn ba hoa.
Còn về điểm yếu, bạn nên cân nhắc chọn kể về một điểm yếu tương đối và bạn có khả năng khắc phục, cam kết cải thiện trong thời gian sắp tới. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao sự trung thực cũng như nỗ lực cống hiến, hoàn thiện bản thân của bạn.
Tại sao công ty chúng tôi nên tuyển bạn?
Đối với câu hỏi sàng lọc này, điều nhà tuyển dụng cần nghe chính là giá trị bạn mang lại cho công ty, tức là nếu trở thành nhân viên của công ty, bạn sẽ đóng góp như thế nào. Câu trả lời hay nhất là bạn hãy nói về cách nhìn chung của bạn về ngành, về công việc ứng tuyển và bạn đã có những kế hoạch trong phạm vi làm việc như thế nào để giúp công ty ngày càng vươn xa hơn.
Tuyệt đối không đề cập bằng những câu nói thách thức như: “Nếu không tuyển tôi, công ty xem như bỏ qua một nhân viên tài giỏi”,... Điều này sẽ khiến cho người nghe khó chịu và họ thường sẽ cho rằng bạn không có chừng mực, không khiêm tốn.
Theo bạn mức lương bao nhiêu là phù hợp với năng lực của mình?
Sau khi đặt ra một loạt câu hỏi nêu trên, lúc này nhà tuyển dụng ít nhiều cũng đã hình dung được năng lực và phẩm chất của ứng viên. Từ đó, chính họ cũng đưa ra nhận định mức lương dành cho bạn sẽ rơi vào khoảng nào. Tuy nhiên, họ cũng sẽ sử dụng câu hỏi sàng lọc này một lần nữa biết về nguyện vọng lương bổng của bạn. Bởi nếu con số đưa ra không trùng khớp với suy nghĩ của họ, để tiếp tục cuộc phỏng vấn thì có thể phần deal lương sẽ được diễn ra.
Bạn có điều gì muốn hỏi không?
Không thể phủ nhận rằng đây là một câu hỏi sàng lọc thường gặp mà các ứng viên cần phải lưu ý. Ở phần này, bạn phải thể hiện được sự nghiêm túc và quan tâm đến vị trí ứng tuyển, đồng thời cũng cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thực sự tập trung vào cuộc phỏng vấn hay không. Thực tế, những ứng viên không có câu hỏi cho nhà tuyển dụng thường sẽ không đạt được kết quả phỏng vấn như mong muốn. Để đáp lại câu hỏi trên, bạn nên lựa đưa ra những thắc mắc liên quan đến công việc, môi trường làm việc, khả năng thăng tiến hoặc chế độ đãi ngộ của công ty,... Tất nhiên, đó không nên là những điều bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong tin đăng tuyển hoặc các phương tiện truyền thông. Hãy đặt câu hỏi thông minh, sâu sắc để từng bước ghi điểm với nhà tuyển dụng.