Cán bộ kháng chiến khu 5 dâng hương tưởng niệm liệt sĩ - nhà văn, nhà báo Chu Cẩm Phong và Dương Thị Xuân Quý

NGUYÊN ĐOAN 20/06/2014 11:13

(QNO) - Nhân dịp về thăm chiến trường xưa Quảng Nam (từ ngày 16 - 20.6), hôm qua 19.6, Đoàn công tác Ban liên lạc cán bộ kháng chiến khu 5 đến dâng hương tưởng niệm tưởng nhớ liệt sĩ - nhà văn, nhà báo Chu Cẩm Phong (tại xóm Vinh Cường, thôn Phú Nhuận 3, xã Duy Tân, Duy Xuyên) và liệt sĩ - nhà thơ, nhà báo Dương Thị Xuân Quý (xã Duy Thành, Duy Xuyên).

  • Đoàn công tác Ban lên lạc kháng chiến khu 5 thăm chiến trường Trà My
Các cán bộ kháng chiến khu 5 dâng hương tưởng niệm liệt sỹ - nhà văn, nhà báo Chu Cẩm Phong.
Các cán bộ kháng chiến khu 5 dâng hương tưởng niệm liệt sỹ - nhà văn, nhà báo Chu Cẩm Phong.

Trong khói hương trầm nghi ngút, các cán bộ cán chiến khu 5 xúc động tiếc thương, tưởng nhớ về quá trình hoạt động cách mạng sôi nổi và tấm gương hy sinh anh dũng của người anh, người chị, người đồng đội, người nghệ sĩ tài hoa nhà báo, nhà văn Chu Cẩm Phong và nhà thơ, nhà báo Dương Thị Xuân Quý trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họa sĩ Giang Nguyên Thái - Trưởng ban liên lạc cán bộ kháng chiến khu 5 xúc động: “Tấm gương về sự cống hiến cho nghệ thuật và hy sinh anh dũng, không chịu khuất phục kẻ thù của thế hệ những người nghệ sĩ cách mạng như anh Chu Cẩm Phong, chị Dương Thị Xuân Quý luôn để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đội ngũ những người làm nghệ thuật cách mạng chúng tôi. Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, tấm gương về hoạt động, chiến đấu, hy sinh của các anh chị là niềm tin để chúng tôi thêm vững vàng trước các âm mưu tàn độc của kẻ thù, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đặt ra cho đội ngũ người làm nghệ thuật cách mạng”.

Liệt sĩ - nhà văn, nhà báo Chu Cẩm Phong (tên thật là Trần Tiến, SN 1941, quê thị xã Hội An). Năm 1954, Chu Cẩm Phong theo cha tập kết ra miền Bắc, học tại trường Học sinh miền Nam số 24 Hải Phòng. Năm 1964, Chu Cẩm Phong tốt nghiệp Khoa ngữ văn Đại học tổng hợp Hà Nội. Cuối năm 1964, anh vào chiến trường, là phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại khu 5. Từ năm 1965, ông là cán bộ sáng tác, biên tập của Hội văn học Trung Trung Bộ. Trưa ngày 1.5.1971, Chu Cẩm Phong đã chiến đấu và hy sinh anh dũng cùng 5 cán bộ, chiến sĩ giải phóng thuộc an ninh huyện Duy Xuyên, du kích xã Xuyên Phú (nay là xã Duy Tân), cán cán bộ lương thực tỉnh Quảng Đà (K 650) trong trận chiến quyết liệt với hơn một tiểu đoàn liên quân Mỹ - ngụy.

Và dâng hương tưởng niệm liệt sỹ - nhà thơ, nhà báo Dương Thị Xuân Quý.
Và dâng hương tưởng niệm liệt sỹ - nhà thơ, nhà báo Dương Thị Xuân Quý.

Liệt sĩ - nhà thơ, nhà báo Dương Thị Xuân Quý (còn gọi là Xuân Quý, SN 1941, nguyên quán là xã Phú Thị, huyện Châu Giang, Hải Hưng). Là phóng viên Báo Phụ nữ Việt Nam, theo tiếng gọi của miền Nam ruột thịt, tháng 4.1968, Dương Thị Xuân Quý gửi đứa con gái mới tròn 16 tháng tuổi cho thân mẫu, vượt Trường Sơn vào tham gia chiến đấu trực tiếp ở chiến trường, trong lực lượng Văn nghệ giải phóng Trung Trung Bộ. Đêm ngày 8.3.1969, Dương Thị Xuân Quý đã hy sinh trong khi cùng các du kích xã Xuyên Tân (nay là Duy Thành) tìm đường thoát khỏi vòng càn quét của hết sức ác liệt của giặc Nam Triều Tiên.

Đoàn đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ tại Đền liệt sỹ huyện Duy Xuyên.
Đoàn đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ tại Đền liệt sỹ huyện Duy Xuyên.

Cùng ngày, các cán bộ kháng chiến khu 5 cũng đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chính Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc tại Đên tưởng niệm Liệt sĩ huyện Duy Xuyên.

NGUYÊN ĐOAN

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Cán bộ kháng chiến khu 5 dâng hương tưởng niệm liệt sĩ - nhà văn, nhà báo Chu Cẩm Phong và Dương Thị Xuân Quý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO