(QNO) - Củ cải trắng được mệnh danh là nhân sâm trắng mùa đông bởi có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ngoài ra, củ cải trắng còn là nguyên liệu để làm đẹp rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp nguy hiểm nếu không biết cách sử dụng loại thực phẩm này.
Củ cải là một loại nguyên liệu quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam và được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon như: Củ cải muối chua, củ cải kho thịt, củ cải khô dầm xì dầu... Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những loại thực phẩm “kỵ” với củ cải trắng. Bạn hãy lưu lại bài viết để tránh chế biến chúng với nhau nhé.
Củ cải trắng kỵ với cà rốt
Chúng ta thường có thói quen chế biến khá nhiều món ăn kết hợp củ cải và cà rốt. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, củ cải trắng rất kỵ với cà rốt. Củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này. Do đó, khi sử dụng kết hợp chúng với nhau đồng nghĩa với việc bạn đang tiêu hủy lượng vitamin C đưa vào cơ thể.
Nhân sâm kỵ củ cải trắng
Theo đông y, củ cải tính hàn, hạ khí, kết hợp với nhân sâm sẽ triệt tiêu nhau với nhân sâm bổ khí. Do đó, khi đã dùng nhân sâm, bạn không nên ăn củ cải. Không chỉ với củ cải, sau khi bạn uống nhân sâm, tuyệt đối không nên ăn hải sản hoặc uống trà. Nếu bạn không muốn nhân sâm bị giảm công dụng với sức khỏe, hãy tuân thủ nguyên tắc này.
Củ cải trắng kỵ với các loại quả táo, lê, nho
Bạn không nên dùng nước ép kết hợp giữa củ cải trắng với táo, lê, nho. Hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây này sẽ phản ứng với axit cianogen từ củ cải gây ra triệu chứng suy tuyến giáp nặng, bướu cổ.
Nấm mèo đen kỵ củ cải trắng
Bạn hãy lưu ý, tuyệt đối không chế biến bất kỳ món ăn nào có sự góp mặt của nấm mèo đen và củ cải trắng. Nếu cố tình làm điều này, bạn sẽ gặp phải tình trạng viêm da. Tại sao lại như vậy? Lý do bởi enzym trong củ cải sẽ phản ứng hóa học với các chất sinh học có trong nấm mèo, mang lại rắc rối cho làn da của bạn.
Uống thuốc không nên ăn củ cải
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị căn bệnh nào đó, trước hoặc sau khi uống thuốc, không nên ăn tất cả các món ăn có nguồn gốc từ củ cải trắng. Tương tự như nhân sâm, công dụng của thuốc sẽ bị giảm phần “công lực” khi bạn ăn củ cải. Do đó, hãy loại bỏ củ cải trắng trong thực đơn dinh dưỡng trong thời gian chữa bệnh nhé.
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn không thể phủ nhận được các công dụng của củ cải trắng tới sức khỏe và làm đẹp. Củ cải trắng vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Ngoài là nguyên liệu cho các bữa ăn ngon, củ cải trắng còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ ho… rất hiệu quả. Theo các bài thuốc đông y, củ cải trắng được sử dụng để điều trị một số bệnh như viêm phế quản mãn tính – là căn bệnh thường gặp và phổ biến ở đất nước chịu ảnh hưởng của thời tiết nhiệt đới gió mùa ẩm như ở Việt Nam.
Theo phapluatxahoi.vn