(QNO) - Viện nghiên cứu kỹ thuật sinh học của Wyss, thuộc đại học Harvard, Mỹ đã phát triển thành công loại robot hình dạng như một cánh tay mềm, phối hợp cùng tàu ngầm để nghiên cứu biển.
Cánh tay robot mềm của Wyss/Newatlas |
Chúng ta đều biết các sinh vật như sứa, san hô, bạch tuộc… có cuộc sống trong lòng biển vô cùng tinh tế, nhưng không dễ gì hiểu chi tiết về chúng, Lần này cánh tay robot mềm của Wyss sẽ là công cụ đắc lực cho các nhà khoa học nghiên cứu hải sinh, đặc biệt là những hành vi lặp đi lặp lại của chúng.
Trang Newatlas dẫn báo cáo của Viện Wyss cho biết hồi tháng tám vừa qua, cánh tay robot mới này được kiểm soát bởi một chiếc găng tay trang bị hàng loạt các cảm biến mềm có thể được đeo bởi một nhà khoa học ngồi bên trong tàu ngầm để điều khiển cánh tay robot. Nhà điều hành chỉ cần xoay và uốn cong cổ tay của họ để di chuyển cánh tay robot cho phù hợp, hoặc uốn cong ngón trỏ của họ để thực hiện việc các gắp các vật thể.
Cánh tay bao gồm các bộ phận hoán tự đổi cho nhau có thể uốn cong, xoay và kẹp, vì vậy nó có thể được thiết kế để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ trong tay, và mở ra môi trường sống mới để nghiên cứu. Cánh tay được hỗ trợ, giúp đỡ của một động cơ thủy lực, mà các nhà nghiên cứu nói là phù hợp để sử dụng ở những nơi khắc nghiệt và xa xôi.
Thực ra cánh tay robot mềm thế hệ mới này là sản phẩm của các đại học Harvard, Baruch và Rhode Island.
Cánh tay robot mềm hẳn nhiên là ưu thế hơn hẳn cánh tay cứng, có thể dễ dàng tiếp cận và tương tác với cuộc sống biển, cho phép khám phá các phần của đại dương hiện đang còn thiếu sót nhiều dữ liệu, Brennan Phillips, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết trong một thông cáo báo chí.
Công nghệ này đã được đưa vào thử nghiệm trên tàu ngầm có ba nhà khoa học để nghiên cứu các hệ sinh thái trước đây chưa được khám phá, sâu trong đại dương xung quanh quần đảo Fernando de Noronha của Brazil. Các nhà nghiên cứu nói rằng họ có thể tương tác hoặc thu thập một miếng bọt biển thủy tinh, cá thể dưa chuột biển, san hô phân nhánh và bao phát quang sinh học - một loại động vật không xương sống dưới biển.
Kỳ vọng công nghệ này một ngày nào đó có thể dẫn đến các phòng thí nghiệm dưới biển, nơi nghiên cứu có thể được thực hiện thay vì phải đưa mẫu lên đất liền. Bước đầu đã có một số thành quả như thu thập các mẫu DNA và RNA không xâm lấn vào hệ thống rồi nghiên cứu ngay trên tàu ngầm.
TẠ XUÂN QUAN