Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận đối với chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

TÂM ĐAN |

(QNO) - Chiều nay 4/5, đoàn kiểm tra của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm việc với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam về triển khai thực hiện và giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 tại Quảng Nam.

 
Quang cảnh buổi làm việc chiều 4/5. Ảnh: V.A

Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn kiểm tra. Tham dự buổi làm việc có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Võ Xuân Ca cùng đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Dân tộc tỉnh và lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện miền núi trong tỉnh.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Phi Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh báo cáo những khó khăn trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, do đây là chương trình mới, nội dung rộng, tích hợp nhiều chính sách, lĩnh vực.

Theo ông Hùng, năm 2022 là năm đầu tiên triển khai chương trình, một số bộ, ngành trung ương chưa kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, nhất là hướng dẫn về quản lý, sử dụng nguồn kinh phí. Vì vậy, nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh dù được phân bổ nhưng chưa có cơ sở để triển khai.

 
 Ông Nguyễn Phi Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh báo cáo kết quả triển khai chương trình. Ảnh: V.A

Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư của chương trình trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh đạt thấp (đến 30/1/2023, vốn đầu tư mới giải ngân 18,9%; vốn sự nghiệp giải ngân mới 4,5%). Một số nội dung thuộc các dự án như hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi số... còn nhiều bất cập, khó khăn. 

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì phối hợp biên soạn, cung cấp tài liệu (hỏi - đáp) ngắn gọn, dễ hiểu để vận động người dân thực hiện chương trình; tổ chức tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm giám sát.

Đồng thời, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiến nghị Chính phủ thống nhất hướng dẫn để ban giám sát đầu tư của cộng đồng được hưởng khoản kinh phí giám sát (chi phí giám sát công trình) của các công trình, dự án đầu tư ở cơ sở…

 
Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: V.A

Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đánh giá cao kết quả triển khai của Mặt trận Quảng Nam, nhất là kinh nghiệm, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội đối với các chương trình, dự án liên quan đến vùng DTTS và miền núi.

Tiếp thu kiến nghị của Quảng Nam, bà Ánh đề nghị Mặt trận Quảng Nam cần phối hợp các tổ chức thành viên thường xuyên theo dõi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của đồng bào vùng DTTS để kịp thời phản ánh với các cấp, các ngành giải quyết. Chủ động tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Mặt trận trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

 
Việc đầu tư, thực hiện các cơ chế, chính sách vùng đồng bào DTTS và miền núi rất cần sự giám sát và phản biện của Mặt trận. Trong ảnh: Một góc khu tái định cư ở huyện miền núi Phước Sơn. Ảnh: V.A

Đặc biệt, Mặt trận cần phát huy vai trò trong việc tổ chức góp ý, phản biện xã hội đối với dự thảo cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh về hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, học sinh ở các xã miền núi đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Tăng cường công tác giám sát của Mặt trận các cấp và ban giám sát đầu tư cộng đồng với các dự án đầu tư xây dựng ở cơ sở...

TAGS

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

NGUYỄN SỰ |

(QNO) - Chiều nay 12/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn chủ trì cuộc họp với các thành viên Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 để đánh giá tình hình thực hiện trong thời gian qua, nhất là việc phân bổ nguồn vốn đầu tư và tiến độ giải ngân.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 hơn 473 tỷ đồng

DIỄM LỆ |

(QNO) - Sáng nay 21/3, tại Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 13 khóa X, UBND tỉnh đã có báo cáo trình HĐND tỉnh về việc phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh (nguồn vốn đầu tư phát triển) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Khẩn trương hoàn thiện kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

HÀ QUANG |

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn vừa phê bình UBND huyện Bắc Trà My, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng Quảng Nam và Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Nam vì chậm trễ trong việc hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để gửi các sở, ngành liên quan kiểm tra, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, thống nhất phân giao 2 nguồn vốn năm 2022 và năm 2023 theo mục tiêu của từng dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.