Chuyến thăm hữu nghị Quảng Nam đáng nhớ

H.QUÂN - M.LINH 07/07/2022 16:38

(QNO) – Được tiếp đón trọng thị và cùng nhau đi thăm nhiều nơi, nhiều mô hình kinh tế trong những ngày ở Quảng Nam của Đoàn đại biểu cấp cao Hội LHPN Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhân chuyến thăm hữu nghị Việt Nam tại Quảng Nam là kỷ niệm sâu sắc, đáng nhớ với họ.

Hội LHPN Lào được bà Bùi Thị Tuyết Nhung - Giám đốc HTX Best One chia sẻ về quy trình sản xuất các sản phẩm từ cây nhàu. Ảnh: Q.L
Hội LHPN Lào được bà Bùi Thị Tuyết Nhung - Giám đốc HTX Best One chia sẻ về quy trình sản xuất các sản phẩm từ cây nhàu. Ảnh: Q.L

Ở hợp tác xã (HTX) Best One - chuyên sản xuất các sản phẩm từ cây nhàu do chị Bùi Thị Tuyết Nhung làm chủ, Hội LHPN Lào được chị Nhung chia sẻ công dụng, quy trình trồng và sản xuất các sản phẩm từ cây nhàu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

“Cây nhàu là bài thuốc trong dân gian Việt Nam, có tác dụng chữa các chứng bệnh tiểu đường, đau nhức xương khớp… Hiện nay các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc Myanmar rất chuộng các dòng sản phẩm từ cây nhàu. Qua tìm hiểu, tôi thấy điều kiện đất đai Việt Nam và Lào tương đương với nhau, có thể trồng, nhân rộng. Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp của mình về cây nhàu này cho chị em phụ nữ Lào” – chị Bùi Thị Tuyến Nhung – Giám đốc HTX Best One chia sẻ.

Tìm hiểu về công dụng cây nhàu đối với sức khỏe. Ảnh: Q.L
Tìm hiểu về công dụng cây nhàu đối với sức khỏe. Ảnh: Q.L

Theo Hội LHPN Lào, cây nhàu mọc ở nhiều địa phương trong nước, chứ chưa được trồng, phát triển các sản phẩm dược liệu như tại Việt Nam. Đây là mô hình phụ nữ khởi nghiệp rất hay mà Hội LHPN Lào sẽ học hỏi, tìm hiểu, áp dụng.

Hội LHPN Lào tìm hiểu về di tích lịch sử Quốc gia Khu kháng chiến Hạ Lào và Phòng Biên chính miền Nam Trung bộ đóng tại thị trấn Phú Thịnh (Phú Ninh). Ảnh: Q.L
Hội LHPN Lào tìm hiểu về di tích lịch sử Quốc gia Khu kháng chiến Hạ Lào và Phòng Biên chính miền Nam Trung bộ đóng tại thị trấn Phú Thịnh (Phú Ninh). Ảnh: Q.L

Trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị Việt Nam tại Quảng Nam, Hội LHPN Lào còn được thăm các di tích lịch sử, phố cổ Hội An, làng lụa Hội An; thăm mô hình bếp tiết kiệm năng lượng và bình lọc nước; tìm hiểu mô hình làm rau và phát triển du lịch của làng rau Trà Quế. Qua đó, giúp phụ nữ Lào hiểu thêm về vùng đất, con người, những chặng đường lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và sự triển kinh tế - xã hội của Quảng Nam.

Bà Inlavanh Keobounphanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Lào tặng huy hiệu kỉ niệm cho Bí thư Huyện ủy Phú Ninh tại Khu kháng chiến Hạ Lào và Phòng Biên chính miền Nam Trung bộ. Ảnh: Q.L
Bà Inlavanh Keobounphanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Lào tặng huy hiệu kỉ niệm cho Bí thư Huyện ủy Phú Ninh Vũ Vă Thẩm tại Khu kháng chiến Hạ Lào và Phòng Biên chính miền Nam Trung bộ. Ảnh: Q.L
Hội LHPN Lào chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng. Ảnh: Q.L
Hội LHPN Lào chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng. Ảnh: Q.L
Tham qua bảo tàng lịch sử tại Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (xã Tam Phú, TP. Tam Kỳ). Ảnh: Q.L
Tham qua bảo tàng lịch sử tại Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ). Ảnh: Q.L
Phóng viên Báo Phụ nữ Lào ghi lại những hình ảnh Đoàn công tác trong chuyến thăm hữu nghị Việt Nam tại Quảng Nam. Ảnh: Q.L
Phóng viên Báo Phụ nữ Lào ghi lại những hình ảnh Đoàn công tác trong chuyến thăm hữu nghị Việt Nam tại Quảng Nam. Ảnh: Q.L
Hội LHPN Lào tặng quà kỉ niệm - biểu tượng đất nước triệu voi cho lãnh đạo Quảng Nam. Ảnh: Q.L
Hội LHPN Lào tặng quà kỉ niệm - biểu tượng đất nước triệu voi cho các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Nam. Ảnh: Q.L
Lãnh đạo Quảng Nam hòa cùng điệu múa truyền thống của Lào trong buổi tiệc chiêu đãi Đoàn công tác. Ảnh: Q.L
Các đồng chí lãnh đạo Quảng Nam hòa cùng điệu múa truyền thống của Lào trong buổi tiệc chiêu đãi Đoàn công tác. Ảnh: Q.L

[VIDEO] - Chuyến đi thực tế, thăm các di tích lịch sử, mô hình phụ nữ khởi nghiệp tại Quảng Nam của Đoàn đại biểu cấp cao Hội LHPN Lào:

(0) Bình luận
x
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Chuyến thăm hữu nghị Quảng Nam đáng nhớ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO