(PR) - Máy đóng đai là một thiết bị, dụng cụ được sử dụng rất phổ biến để đóng gói hàng hóa sản phẩm. Để phục vụ các nhu cầu đóng gói các loại hàng hóa khác nhau thì sẽ cần sử dụng các loại máy đóng đai khác nhau. Vậy có những loại máy đóng đai nào? Nên lựa chọn mua loại máy nào là phù hợp nhất? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
Máy đóng đai là gì?
Máy đóng đai là loại máy sử dụng các dải đai để siết chặt các kiện hàng, thùng carton hoặc pallet giúp giữ an toàn. Loại máy này thông thường sử dụng các dải đai phẳng làm từ thép hoặc nhựa để siết. Máy đóng đai hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa,… giúp đóng gói hàng hóa một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Các loại máy đóng đai phổ biến
Có rất nhiều loại máy đóng đai được thiết kế và sản xuất để phục vụ các nhu cầu đóng gói khác nhau. Dưới đây là những loại máy siết đai được sử dụng phổ biến nhất cùng với ưu nhược điểm của từng loại:
1. Máy đóng đai thùng
Máy đóng đai thùng là loại máy sử dụng các dây đai nhựa PP, PET để siết chặt các kiện hàng, thùng carton, hàng hóa, sản phẩm có kích thước vừa phải. Các loại máy siết đai thùng thường có thiết kế dạng thùng (có bàn đặt sản phẩm) giúp thao tác đóng đai hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện hơn. Bởi vì loại máy niềng đai này thường được sử dụng để đóng đai thùng carton và có thiết kế dạng thùng nên được gọi là máy đóng đai thùng.
Máy đóng đai thùng được chia thành 2 loại là tự động và bán tự động. Trong đó phiên bản tự động thường có tốc độ đóng đai rất cao và có thể lắp ghép vào các dây chuyền đóng gói tự động. Còn phiên bản bán tự động thì có tốc độ đóng đai thấp hơn vì cần tới thao tác thủ công của con người trong quá trình vận hành.
Ưu điểm:
● Tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí, nhân công.
● Hoạt động bền bỉ, độ bền cao.
● Năng suất đóng đai tăng rõ rệt, chất lượng đóng siết dây đồng đều, dễ điều chỉnh và kiểm soát.
● Sử dụng đa dạng cho nhiều chất liệu dây đai nhựa với nhiều kích thước khác nhau.
● Phù hợp đóng dây nhựa cho các thùng carton với kích thước và khối lượng vừa phải.
● Thao tác cài đặt, lắp đặt dây nhựa rất nhanh chóng và dễ dàng.
● Có nhiều tùy chọn để phù hợp với các kích thước hàng hóa khác nhau.
Nhược điểm:
● Giá máy đóng đai tự động khá cao, có thể từ 50 triệu cho đến vài trăm triệu. Phụ thuộc vào yêu cầu lắp ghép với hệ thống sẵn có của nhà máy.
● Tính linh động thấp, chỉ phù hợp đóng siết dây cho hàng hóa kích thước và khối lượng thấp (dưới 80Kg).
Kết luận: Nếu như doanh nghiệp có nhu cầu đóng đai những sản phẩm có kích thước, khối lượng vừa hoặc nhỏ (dưới 80kg) thì có thể lựa chọn máy đóng đai thùng. Nhờ tốc độ đóng đai cao nên máy đóng đai thùng sẽ hỗ trợ nâng cao năng suất đóng hàng lên rõ rệt.
2. Máy đóng đai cầm tay
Máy đóng đai cầm tay là một dòng máy đóng đai có thiết kế dạng cầm tay, nhỏ gọn có thể sử dụng các loại dây đai nhựa hoặc đai thép để đóng đai các sản phẩm có kích thước lớn như thùng carton, pallet, hàng hóa kích thước lớn. Loại máy này có thể sử dụng pin hoặc khí nén để làm nguồn cấp năng lượng. Với khả năng tạo lực siết rất lớn thì máy đóng đai rất phù hợp để đóng đai, cố định các sản phẩm, thùng carton, pallet hàng hóa có kích thước lớn.
Ưu điểm:
● Bảo vệ an toàn cho hàng hóa khi được quấn bằng dây đai xung quanh.
● Tiết kiệm thời gian khi phải đóng gói cho những kiện hàng hóa, sản phẩm có kích thước và khối lượng lớn.
● Tăng năng suất lao động nhờ kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, chỉ cần 1 người thao tác.
● Tiết kiệm chi phí do giảm được nhân công, tiết kiệm thời gian đóng gói dây đai cho sản phẩm hàng hóa.
● Tăng doanh số bán hàng, tăng độ an toàn và chuyên nghiệp cho hàng hóa khi được đai.
● Về phân loại, máy đóng đai cầm tay được chia làm các loại chính.
Nhược điểm:
● Tốc độ đóng đai chậm, cần nhiều thao tác thủ công.
● Loại dùng pin thì bị giới hạn thời gian sử dụng theo dung lượng pin.
● Loại dùng khí nén thì sẽ bị vướng víu khi thao tác cũng như cần có nguồn cấp khí nén.
● Lực siết đai mạnh nên có thể làm rách, móp các thùng carton mềm.
● Có mức giá khá cao (có thể cao ngang với các loại máy đóng đai bán tự động).
Kết luận: Nếu như doanh nghiệp có nhu cầu đóng đai không quá nhiều, sản phẩm đóng đai có kích thước lớn, cồng kềnh, cứng thì có thể tham khảo sử dụng các loại máy đóng đai cầm tay. Nếu doanh nghiệp đang có sẵn nguồn cấp khí nén (máy nén khí) thì có thể sử dụng máy đóng đai cầm tay khí nén. Còn nếu không có nguồn cấp khí nén thì có thể tham khảo sử dụng phiên bản dùng pin.
3. Dụng cụ đóng đai thủ công
Dụng cụ đóng đai thủ công là phụ kiện hỗ trợ đóng gói, được dùng để căng và bấm dây đai bằng tay. Một bộ dụng cụ gồm có 1 cái căng đai (tăng đai hay cảo) và kìm bấm. Vận hành thủ công bằng sức người và phù hợp sử dụng với dây đai PET, dây PP và dây đai thép.
Dụng cụ đóng đai thủ công có tốc độ đóng đai chậm và có mức giá rẻ nhất trong các loại máy đóng đai.
Ưu điểm:
● Giá rẻ, dễ tiếp cận.
● Có loại sử dụng được đai thép rất chắc chắn.
● Có thể đóng đai được nhiều loại sản phẩm như gỗ, bao bì, nhựa, điện máy, gạch ngói, tôn lợp, sắt thép, pallet hàng, thùng carton…
● Thiết kế nhỏ gọn, chất liệu bền và có tuổi thọ cao.
Nhược điểm:
● Tốc độ đóng đai rất thấp.
● Lực siết đai phụ thuộc vào sức người sử dụng.
Trên đây CADIPO đã giới thiệu về các loại máy đóng đai phổ biến và ưu nhược điểm của từng loại. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp doanh nghiệp có được quyết định chọn mua máy phù hợp nhất. Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu chọn mua các loại máy đóng đai chất lượng thì có thể tham khảo những mẫu máy đóng đai CADIPO chính hãng có sẵn theo các thông tin liên hệ dưới đây:
Địa chỉ: Số 16, ngõ 184 Hoa Bằng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0986.228.570
Email: cadipovietnam@gmail.com
Website: https://cadipo.com/