Cú chuyển mình đầy tham vọng của Microsoft

AN TRƯƠNG 11/12/2022 10:06

(QNO) - Theo báo cáo từ Cnet, Microsoft đang xem xét việc phát triển một siêu ứng dụng kết hợp trò chuyện, tìm kiếm, tin tức và mua sắm.

Microsoft xem việc phát triển siêu ứng dụng như một cách để thúc đẩy nhiều lượt tìm kiếm hơn trên Bing. Ảnh: Ed Hardie.
Microsoft xem việc phát triển siêu ứng dụng như một cách để thúc đẩy nhiều lượt tìm kiếm hơn trên Bing. Ảnh: Ed Hardie.

Bằng cách tạo ra siêu ứng dụng của riêng mình, Microsoft hy vọng sẽ làm suy yếu thế độc quyền của Apple và Google trên App Store cũng như Play Store. Ngoài việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh quảng cáo, đội ngũ điều hành của Microsoft hy vọng bước đi này sẽ củng cố công cụ tìm kiếm Bing và thu hút nhiều người dùng hơn cho các tiện ích khác của họ.

Microsoft đã ra mắt Microsoft Start vào năm ngoái, như một phiên bản cải tiến của Microsoft News - dịch vụ cung cấp tin tức được cá nhân hóa bao gồm các thông tin như nhiệt độ, giao thông và thị trường chứng khoán, đồng thời cung cấp mua sắm trực tuyến, trò chơi và các tính năng khác.

Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy Microsoft Star trong bảng Widget của Windows 11 hoặc trên thanh tác vụ Windows 10. Nó cũng có thể được truy cập dưới dạng một trang web trên Microsoft Edge hoặc Chrome và dưới dạng một ứng dụng dành cho thiết bị di động cho cả Android lẫn iOS.

Microsoft Start có thể giải quyết nhiều tính năng như cách ứng dụng WeChat hoạt động. Với vị trí dễ nhìn thấy trong hệ điều hành máy tính, điều này có thể khiến Microsoft gặp khó khăn hơn khi chính phủ Trung Quốc có động thái hạn chế các đối thủ cạnh tranh của WeChat.

Tuy nhiên, theo góc nhìn của các giám đốc điều hành của Microsoft, họ xem việc phát triển siêu ứng dụng như một cách để thúc đẩy nhiều lượt tìm kiếm hơn trên Bing, phát triển hoạt động kinh doanh quảng cáo và đưa nhiều người dùng hơn đến với các công cụ như Teams và Outlook, điều mà Microsoft Start dường như chưa làm đủ.

Ý tưởng về một ứng dụng trọn gói cung cấp tất cả dịch vụ không phải là mới. Gã khổng lồ công nghệ châu Á - Tencent đã làm điều tương tự với sự ra đời của WeChat. Người dùng Trung Quốc đã quá quen thuộc với việc thực hiện tất cả các thao tác như gọi điện, nhắn tin, mua sắm và giải trí trên cùng một nền tảng ứng dụng. 

Trong khi đó, siêu ứng dụng được biết đến ở thị trường Đông Nam Á là Grab và Careem. Siêu ứng dụng của Grab cũng bao gồm các tiện lợi như giao đồ ăn và thanh toán kỹ thuật số.

Nếu như Grab đã trở nên quen thuộc thì Careem lại là cái tên mới, được Uber mua vào năm 2020 với giá 3,1 tỷ USD và bắt đầu hoạt động với dịch vụ gọi xe. Tuy nhiên, Careem giờ đây đã cung cấp một loạt dịch vụ trên siêu ứng dụng của mình, từ giao đồ ăn, thuê ô tô, xe đạp hay thanh toán bằng ví điện tử.

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Cú chuyển mình đầy tham vọng của Microsoft
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO