Đại biểu Quốc hội tán thành giữ nguyên tên nước

L.V (tổng hợp) 05/06/2013 07:43

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, hôm qua 4.6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Tên nước, Hội đồng Hiến pháp, các cơ quan tư pháp... là những vấn đề nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu.

  • Đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Nam góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
  • Hôm nay, Quốc hội bàn về sửa đổi Hiến pháp 1992
  • Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Về tên nước, ý kiến của các đại biểu đều tán thành với phương án tiếp tục quy định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bởi tên gọi này thể hiện rõ hình thức chính thể của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ; đồng thời tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội. Các đại biểu cho rằng việc thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay là không cần thiết và sẽ làm phát sinh thêm nhiều thủ tục hành chính gây tốn kém, phức tạp.

Việc lập Hội đồng Hiến pháp cũng nhận được nhiều ý kiến xung quanh sự cần thiết, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của thiết chế này. Một số đại biểu cho rằng, quy định về Hội đồng Hiến pháp như trong Dự thảo không mâu thuẫn với quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đồng thời thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cũng có ý kiến đề nghị cần thành lập cơ quan bảo hiến độc lập (Tòa án Hiến pháp) có chức năng phán quyết về các vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn đối với thiết chế này cho phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn.

Thảo luận về nội dung hoàn thiện cơ quan tư pháp, nhiều ý kiến cho rằng Hiến pháp cần quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của Tòa án, Viện Kiểm sát theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cần đưa vào Dự thảo quy định Viện Kiểm sát Nhân dân thực hiện quyền công tố và những việc khác theo luật định. Việc bổ sung như vậy sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Viện Kiểm sát thực hiện những việc khác khi được Quốc hội xét thấy cần thiết, giao nhiệm vụ. Dự thảo cần khẳng định, Tòa án, Viện Kiểm sát là cơ quan tư pháp; hoặc khẳng định là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Điều luật trong Dự thảo cũng nên quy định chức năng nhiệm vụ chung của hai cơ quan này. Ngoài việc kiểm sát các hoạt động tư pháp, giữ quyền công tố, cần bổ sung thêm thẩm quyền kiểm soát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước...

L.V (tổng hợp)

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Đại biểu Quốc hội tán thành giữ nguyên tên nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO