Dấu ấn Lê Đức Hồ trong khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Quảng Nam năm 1945

PHÙNG TẤN VINH 20/08/2023 15:35

(QNO) - Ông Lê Đức Hồ sinh năm 1914, tại xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ Tĩnh (nay là xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An). Truyền thống dòng họ và quê hương đã hun đúc nên lòng yêu nước, quyết đánh thắng giặc Pháp xâm lược. Năm 1930, ông tham gia phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Năm 1931, địch mở đợt khủng bố trắng, ông lưu lạc, rời bỏ quê hương, hoạt động khắp tỉnh Nghệ Tĩnh.

Ông Lê Đức Hồ Ảnh tư liệu : P.T.V
Ông Lê Đức Hồ Ảnh tư liệu : P.T.V

Năm 1936, ông bị thực dân Pháp bắt đi lính khố xanh (một sắc lính do chính quyền Pháp tổ chức sau năm 1879, sử dụng người Việt để bảo vệ an ninh tại xứ thuộc địa đóng tại các tỉnh, còn gọi là lính tập hỗ trợ cho lính chính quy Pháp). Năm 1939, ông tìm mọi cách móc nối với phong trào, tổ chức cách mạng và tham gia Chi bộ binh lính tại đồn Diễn Châu.

Ngày 13/1/1941, sau cuộc khởi nghĩa của Đội Cung đánh chiếm đồn Đô Lương, Lê Đức Hồ cũng như nhiều binh lính khác bị địch theo dõi chặt chẽ hơn và phân tán đi các tỉnh trong cả nước. Năm 1942, ông bị địch điều vào Quảng Nam, được bố trí tại đồn Bảo an, nằm trên đường Quảng Nam, thị xã Hội An. Tại đây, Lê Đức Hồ tìm cách liên lạc với Võ Cửu là một đảng viên thuộc Chi bộ binh lính (sau tháng 8/1945, ông Võ Cửu làm tỉnh đội trưởng Quảng Nam - Đà Nẵng) và Phạm Hai thành một tổ 3 người tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng trong hàng ngũ địch tại đồn lính khố xanh (lính bảo an).

Thời gian trôi qua đã 78  năm nhưng khí phách anh hùng, lòng dũng cảm,yêu nước,mưu trí của Lê Đức Hồ mãi là tấm gương sáng để thế hệ hôm nay học tập,noi theo,và dấu ấn đặc biệt của người con quê hương Nghệ An góp phần to lớn vào thắng lợi của khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám tại Hội An, tỉnh lỵ Quảng Nam.

Lịch sử đảng bộ thị xãHội An(1930-1975)đã dành những dòngtrang trọngghidanhLê Đức Hồ đã đóng góp xuất sắc vào lịch sử đấu tranh cách mạng của thành phố.Với những đóng cho công cuộc giành độc lập dân tộc, giải phóng quê hương, đất nước, Lê Đức Hồ được Nhà nước trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì và nhiều phần thưởng cao quý khác. Ông mất năm 2008, tại Hà Nội.

Năm 1943, Lê Đức Hồ bị địch chuyển vào đồn lính khố xanh Tam Kỳ gần một năm, tại đây ông tiếp tục tuyên truyền, giác ngộ một số binh lính làm cơ sở cho cách mạng.

Năm 1944, ông được bố trí trở lại đồn lính khố xanh đồn Bảo an Hội An. Hằng ngày, ông qua nhà lao Hội An canh gác tù nhân, chứng kiến thực dân và tay sai đàn áp những người tù yêu nước và phong trào cách mạng, lòng ông thêm căm phẫn chế độ thực dân Pháp. Sinh thời, ông Lê Đức Hồ nói “tôi ăn cơm Pháp, mặc quần áo Pháp nhưng lòng tôi luôn căm ghét nó, quyết tâm lật đổ chúng khi có cơ hội”.

Lúc này, tình hình trong nước và thế giới có có những diễn biến nhanh chóng, ngày 14/8/1945, Nhật đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện. Liền sau đó, Hội nghị Tỉnh ủy họp ở Tam Mỹ, Núi Thành quyết định nhiệm vụ lịch sử: Khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. Và thành lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh, các phủ, huyện.

17 giờ chiều ngày 17/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa Hội An họp tại nhà ông Huỳnh Đủ (Huỳnh Rân), phía Đông ấp Ngọc Thành, xã Kim Bồng (nay là Khối Ngọc Thành, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An) để bàn việc khởi nghĩa. Tham gia hội nghị có đông đủ các đồng chí trong Ủy ban khởi nghĩa và 2 phái viên của tỉnh là đồng chí Võ Chí Công và Phan Thị Nễ. Đồng chí Lê Đức Hồ, tổ trưởng cơ sở trong đồn Bảo an được mời về báo cáo tình hình.

Theo chủ trương của Tỉnh ủy, khởi nghĩa giành chính quyền ở các phủ, huyện trước, xong rồi mới giành chính quyền ở Hội An. Tuy nhiên, qua phân tích những thông tin do Lê Đức Hồ báo cáo thì binh lính Bảo an đa số có cảm tình với cách mạng, ta lại có một số cơ sở trong đồn, có thể làm nội ứng một cách có hiệu quả. Nên phải đánh đồn chính trước sẽ thuận lợi hơn, tức là khởi nghĩa tại Hội An trước sau thắng lợi sẽ hỗ trợ cho các phủ, huyện trong tỉnh.

Trong khi chờ quyết định của Tỉnh ủy cho Hội An khởi nghĩa vào đêm ngày 17/8/1945 thì Lê Đức Hồ báo cáo tình huống mới xảy ra ở đồn Bảo an. Khoảng 22 giờ đêm, tỉnh trưởng Quảng Nam đã ra lệnh cho trưởng đồn Bảo an thu tất cả súng đạn tập trung vào kho. Hội nghị nhận định đây là một cơ hội rất thuận lợi để chiếm đồn Bảo an.

Cùng lúc đó, đồng chí Nguyễn Phe từ tỉnh về truyền đạt quyết định của Tỉnh ủy và thường trực Ủy ban khởi nghĩa, đồng ý cho Hội An khởi nghĩa vào đêm 17/8/1945 thay vì ngày 21/8/1945 theo kế hoạch của Tỉnh ủy.

3 giờ sáng ngày 17/8/1945, Lê Đức Hồ đã bố trí đoàn biểu tình về chiếm đồn Bảo an, khi đoàn quân khởi nghĩa đến, ông ra mở cửa ngõ, đoàn biểu tình ùa vào, lúc vào đồn đồn trưởng và binh lính bỏ chạy. 5 giờ sáng ngày 18/8/1945 quân khởi nghĩa chiếm xong đồn bảo an. Lê Đức Hồ đưa dụng cụ cho anh em phá kho súng đem trang bị cho các đội tự vệ, trưng dụng ô tô chở đoàn biểu tình lên Điện Bàn, vào Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Trà My để hỗ trợ giành chính quyền và thị uy mừng thắng lợi.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi ở Hội An, tỉnh lỵ Quảng Nam trước hết là do đường lối, chủ trương đúng đắn và sáng suốt của Trung ương Đảng, sự vận dụng sáng tạo, kịp thời của Tỉnh ủy Quảng Nam và sự chỉ đạo cương quyết, nhạy bén của Ủy ban khởi nghĩa. Và nhân tố quan trọng, góp phần to lớn cho thắng lợi đó là nội ứng trong hàng ngũ binh lính khố xanh, mà tiêu biểu là tổ cơ sở cách mạng Lê Đức Hồ - người con quê hương Nghệ An.

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Dấu ấn Lê Đức Hồ trong khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Quảng Nam năm 1945
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO