Năm học 2013 - 2014 này, được UBND huyện hỗ trợ 94 triệu đồng, trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (xã Quế Thọ,
“Với việc được thực hiện các thao tác trên bảng từ thông minh các em học sinh nhanh chóng hiểu bài ngay, và có nhiều thời gian hơn cho các em được thực hành, làm bài tập… Ngoài ra, sử dụng bảng từ thông minh còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian hơn so với dùng bảng ghi phấn như trước đây. Ví dụ, để xóa các phần trên bảng đã ghi thì chỉ cần kích vào công cụ xóa, khoanh vùng là xong với thời gian thực hiện chưa đầy 3 giây” - thầy Lãnh cho biết.
Theo thầy Bùi Tế - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Trỗi cho biết: “Để chuẩn bị cho một tiết dạy bằng bảng từ thông minh, các giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho giáo án của mình. Phải dự đoán các tình huống trong tiết dạy để chuẩn bị các tập tin sử dụng khi cần. Bảng từ thông minh thực sự nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, hữu ích cho các giáo viên dạy các bộ môn cần nhiều thời gian cho trực quan, thực hành như âm nhạc, vật lý, hóa học… Ngoài ra, việc ít tiếp xúc với bụi phấn đã bảo đảm an toàn sức khỏe cho cả thầy và trò”. Cũng theo thầy Tế, mỗi giáo viên sẽ thực hiện đăng ký giảng dạy mẫu 3 tiết học trên bảng từ trong năm học này và cùng nhau dự giờ, chia sẻ kinh nghiệm.
Ngoài trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, phương pháp dạy học bằng bảng từ thông minh ở Hiệp Đức đang được nhân rộng thí điểm tại các trường THCS Chu Văn An, Phan Bội Châu. Ông Hoàng Văn Hùng - Trưởng phòng GDĐT huyện Hiệp Đức cho biết: “Đây là phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh dễ dàng trực quan trong việc học chứ không thụ động ghi chép nhiều. Đồng thời giúp các em tiếp cận tốt với công nghệ thông tin, theo kịp với các bạn ở khu vực thành thị phát triển”.
ĐOÀN ĐẠO