Dinh trấn Thanh Chiêm được xếp hạng Di tích cấp quốc gia

B.T 31/05/2017 09:06

Bộ VH-TT&DL đã có quyết định xếp hạng cấp quốc gia đối với 6 di tích thuộc địa bàn các tỉnh Hải Dương, Bến Tre, Tiền Giang, Quảng Ninh, Nghệ An và Quảng Nam. Trong đó, Quảng Nam được xếp hạng cấp quốc gia đối với Di tích khảo cổ địa điểm Dinh trấn Thanh Chiêm (xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn). Bộ VH-TT&DL đề nghị UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

  • Nhiều hoạt động kỷ niệm 415 năm Dinh trấn Thanh Chiêm
  • Định danh Dinh trấn Thanh Chiêm
  • Thanh Chiêm và chữ Quốc ngữ
  • Ngày 24.8, tổ chức hội thảo "Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ"
  • Tôn vinh Dinh trấn Thanh Chiêm
  • Bàn kế hoạch tổ chức hội thảo "Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ"
  • Hội thảo khoa học "Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ"
Năm 2007, người dân Điện Phương dựng văn bia  ghi dấu di tích lịch sử Dinh trấn Thanh Chiêm.Ảnh: S.T
Năm 2007, người dân Điện Phương dựng văn bia ghi dấu di tích lịch sử Dinh trấn Thanh Chiêm.Ảnh: S.T

Sự ra đời của Dinh trấn Thanh Chiêm (nay thuộc thôn Thanh Chiêm) gắn với việc chúa Tiên Nguyễn Hoàng sai con trai là Nguyễn Phúc Nguyên vào trấn thủ dinh Quảng Nam năm 1602 và cắt vùng đất nam Hải Vân (vốn thuộc huyện Điện Bàn xưa) nhập vào dinh Quảng Nam vào năm 1604. Những động thái này đã biến Quảng Nam từ vùng đất trù phú ngoài biên ải trở thành trung tâm chính trị, kinh tế lớn, một kinh đô thứ hai ở Đàng Trong (sau thủ phủ Phú Xuân) trong các thế kỷ XVII - XVIII, và là một hậu phương vững chắc cho Thuận Hóa, góp phần cùng với thủ phủ Phú Xuân giữ yên mặt bắc, phòng thủ mặt đông và mở cõi về phương Nam. Đặc biệt, trong các thế kỷ XVII - XVIII, thông qua cảng thị Hội An, Quảng Nam đã trở thành cửa ngõ trọng yếu trong chính sách kinh tế đối ngoại của các chúa Nguyễn, là đầu cầu trao đổi thương mại, văn hóa với bên ngoài.

Theo các nhà nghiên cứu, việc chúa Nguyễn Hoàng lựa chọn Cần Húc và sau đó là Thanh Chiêm với tên gọi chung là Dinh Chiêm làm lỵ sở của dinh Quảng Nam đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của nhà chính trị kiệt xuất. Không chỉ quán xuyến mọi hoạt động kinh tế ở vùng đất Quảng Nam, Dinh Chiêm còn là nơi điều hành mọi hoạt động của Tuần ty và quan thủ ngự cai trị vùng Sài Gòn - Chợ Lớn, một trung tâm kinh tế chính trị mới hình thành trên vùng đất phương Nam vừa kết nối vào lãnh thổ Đại Việt dưới thời các chúa Nguyễn.

B.T

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Dinh trấn Thanh Chiêm được xếp hạng Di tích cấp quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO