Độc đáo chiếc gùi Cơ Tu

ALĂNG NGƯỚC 15/12/2015 15:59

QNO) - Đối với đồng bào Cơ Tu, chiếc gùi (a'dong) từ lâu đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong đời sống thường ngày, được xem như nét văn hóa đặc trưng rất độc đáo trong sinh hoạt cộng đồng.

Không chỉ trong đời sống thường ngày, chiếc gùi còn được sử dụng như một đạo cụ trong lễ hội truyền thống.
Không chỉ trong đời sống thường ngày, chiếc gùi còn được sử dụng như một đạo cụ trong lễ hội truyền thống.

Theo già làng Bh’ling Bơi (ở thôn Bhờ Hôồng 2, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang), gùi của đồng bào Cơ Tu có trên 10 loại với nhiều mẫu mã khác nhau như: h’đool, pr’eng, p’rôm, a'dong kiêr, a'dong mặt, a'chuy, a'rê, tà-léc,… và đều được đan bằng chất liệu mây rừng.

Mỗi loại gùi, người Cơ Tu dùng với từng công việc, mục đích khác nhau. Do vậy, việc đan chiếc gùi to hay nhỏ; vành kín hay hở đều phụ thuộc vào từng mục đích sử dụng.

Trước khi được đưa vào đan gùi, sợi mây thường được cột căng vào gốc cây để tạo nếp thẳng. Đây được xem là công đoạn đầu tiên của nghề đan gùi ở vùng cao.
Trước khi được đưa vào đan gùi, sợi mây thường được cột căng vào gốc cây để tạo nếp thẳng. Đây được xem là công đoạn đầu tiên của nghề đan gùi ở vùng cao.

Ngày xưa, người đàn ông Cơ Tu đều biết đan gùi và học đan từ nhỏ. Để hoàn thành một chiếc gùi, người thợ phải cất công lặn lội trong rừng sâu tìm những sợi mây đẹp, thẳng đưa về. Sau đó, cắt thành từng khúc từ 3 - 4m, rồi chẻ thành 4 miếng dài, cột căng vào gốc cây và “ủ” trên giàn bếp khoảng 2 tuần trước khi lấy đan.

Sau đó, sợi mây tiếp tục được vót mỏng - công đoạn tưởng chừng đơn giản nhưng rất ít người trẻ Cơ Tu làm được.
Sau đó, sợi mây tiếp tục được vót mỏng - công đoạn tưởng chừng đơn giản nhưng rất ít người trẻ Cơ Tu làm được.

Mỗi đoạn mây có thể đan từ 2 - 3 vòng gùi theo phương thức “thắt, buộc” giữ vòng đan và mất khoảng một tuần lễ.  Đàn ông Cơ Tu sau khi lấy vợ cũng đều tự tay đan những chiếc gùi đẹp nhất, giá trị nhất dành tặng cho mẹ vợ - một nét văn hóa độc đáo vẫn được đồng bào gìn giữ.

Ngày nay, do nhu cầu của cuộc sống, nhiều người thợ đan gùi thường chỉ nhận đan để bán lấy tiền, trang trải cuộc sống mưu sinh. Trung bình mỗi chiếc gùi được bán với giá từ 300 ngàn đồng - 1,2 triệu đồng, tùy theo từng loại gùi và tay nghề người thợ. Ngoài chiếc tà-léc dành riêng cho đàn ông, còn lại các loại gùi khác đều của phụ nữ, như một công cụ để lên nương rẫy, đựng nông sản, vật dụng gia đình hoặc những người thân quen làm quà biếu cho nhau. 

Đàn ông Cơ Tu đan gùi truyền thống.
Đàn ông Cơ Tu đan gùi truyền thống.
Chiếc r’riêu (đế gùi) được đan riêng lẻ và nối với phần thân gùi.
Chiếc r’riêu (đế gùi) được đan riêng lẻ và nối với phần thân gùi.
Loại gùi lớn này được ông Alăng Ngọc (ở thôn Bhờ Hôồng 2, xã Sông Kôn, Đông Giang) khẳng định chỉ có ở vùng người Cơ Tu sinh sống tại Lào.
Loại gùi lớn này được ông Alăng Ngọc (ở thôn Bhờ Hôồng 2, xã Sông Kôn, Đông Giang) khẳng định chỉ có ở vùng người Cơ Tu sinh sống tại Lào.
các phụ nữ Cơ Tu thường mang gùi mỗi khi lên nương, lên rẫy. Vì thế, chiếc gùi trở thành vật dụng
Phụ nữ Cơ Tu thường mang gùi mỗi khi lên nương, rẫy.
Sản phẩm gùi được trưng bày, triển lãm phục vụ du khách tại một sự kiện văn hóa của huyện Đông Giang.
Sản phẩm gùi được trưng bày, triển lãm phục vụ du khách tại một sự kiện văn hóa của huyện Đông Giang.

 ALĂNG NGƯỚC

(0) Bình luận
Nổi bật Báo Quảng Nam
Mới nhất
Độc đáo chiếc gùi Cơ Tu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO