Năm 2016, doanh thu xuất khẩu phần mềm của TP.Đà Nẵng đạt 58 triệu USD, tăng gấp 58 lần so năm 2000. Ngành công nghệ thông tin (CNTT) Đà Nẵng “khát” hàng nghìn nhân lực nhưng nguồn cung hàng năm vẫn nhỏ giọt…
Trong những năm qua, phát triển CNTT luôn là một trong những đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của TP.Đà Nẵng và xét trên phương diện quốc gia, lĩnh vực công nghệ cao được xem là một trong những thành tố quyết định của nền kinh tế tri thức. Vì thế, Thành ủy Đà Nẵng đã có Nghị quyết 7/NQ/TU về “Một số chủ trương phát triển công nghiệp phần mềm” (năm 2000) và Nghị quyết 6- NQ/TU về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT” (năm 2013). Có thể xem đó là những chỉ dấu đầu tiên trên chặng đường hình thành và phát triển 15 năm qua của ngành CNTT Đà Nẵng.
Ngành CNTT thành phố đã có những bước khởi đầu tốt, chủ yếu tập trung sản xuất các sản phẩm phần cứng, điện tử của các doanh nghiệp (DN) FDI như: Công ty TNHH điện tử Foster, Mabuchi Motor (hai công ty Nhật Bản); Công ty TNHH Việt Hoa… mỗi công ty đều có số lượng công nhân viên hơn 10.000 người. Trong khi đó, số lượng DN hoạt động sản xuất phần mềm những năm 2000 khá hạn chế, giá trị xuất khẩu nhỏ bé (15 DN sản xuất phần mềm, kim ngạch xuất khẩu dưới 10% của 200 tỷ đồng tổng doanh thu/năm). Đến nay, cùng với những cơ chế, chính sách, mức độ ứng dụng của CNTT của chính quyền và DN Đà Nẵng ngày càng gia tăng đã thúc đẩy doanh thu ngành CNTT, nhất là xuất khẩu phần mềm tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân tăng 25 - 30% /năm.
Theo mô hình mới này, hàng nghìn học sinh phổ thông và SV tốt nghiệp các trường đai học khác nhưng thất nghiệp sẽ được đào tạo trong 16 - 20 tháng (tổng chi phí gần 50 triệu đồng). Qua đó, SV tốt nghiệp được cấp chứng chỉ Junio SE, là chuẩn đầu vào để làm việc tại Fsoft Đà Nẵng. Đồng thời chương trình đào tạo này có thể được chuyển giao tại các trường ĐH, CĐ khác, đảm bảo cung cấp cho SV kiến thức cập nhật, kỹ năng thực hành CNTT, giỏi tiếng Anh, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. |
Nhìn lại 15 năm qua, Đà Nẵng đã có bước khởi đầu tốt để định vị mình trên bản đồ gia công, sản xuất phần mềm cùng với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, song 10 năm đến, Đà Nẵng sẽ tiếp tục thu hút các DN FDI sản xuất phần cứng hay cũng chỉ dừng lại ở mảng gia công xuất khẩu như BPO (Business Process Outsourching), Testing… Bước sang giai đoạn mới, ngành CNTT Đà Nẵng cần tạo đột phá mới để có sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh từ khâu thiết kế, lập trình, tích hợp, đóng gói (một mô hình Fsoft Đà Nẵng đang định hướng), tự tin cạnh tranh với các “ông lớn” CNTT của thế giới. Ông Nguyễn Tuấn Phương - Giám đốc Fsoft Đà Nẵng cho rằng, cơ hội để phát triển sản phẩm đóng gói xuất khẩu rất lớn, bởi trong 350 khách hàng hiện nay đã có 40 tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới. Thách thức lớn của Fsoft Đà Nẵng không phải là thị trường, mà là giải bài toán nhân lực cho tương lai. Cuối năm 2016 Fsoft Đà Nẵng cần tuyển 500 nhân sự, chỉ có 400 nhân sự từ lò của ĐH FPT, còn 100 nhân sự là từ các trường khác đào tạo, phải mất cả năm đào tạo lại mới đáp ứng nhu cầu.
Làm sao đạt mục tiêu đến năm 2020 Fsoft Đà Nẵng đạt doanh số 170 triệu USD và 10.000 kỹ sư phần mềm? Vì thế, Fsoft cùng ĐH FPT nghĩ ra bước đột phá mới: một mô hình đào tạo nhân lực CNTT mới, trong vòng 3 năm tới, Fsoft Đà Nẵng sẽ cán đích 10.000 kỹ sư trong đội ngũ 40.000 kỹ sư của Tập đoàn FPT.
XUÂN LAN