Từ nguồn vốn của Nhà nước cộng với nguồn lực đầu tư của nhân dân, kinh tế rừng đã có những bước đột phá...
Một vườn ươm cây giống ở xã Quế Bình (Hiệp Đức). Ảnh: H.PHÚC |
Vào mùa
Tháng 9 là thời điểm đồng bào Ca Dong bước vào mùa trồng rừng. Nhiều quả đồi ở thôn 2, 3 (Trà Bui,
Từ đầu năm đến nay, hơn 50ha đất rừng nơi đây đã được người dân ươm giống và trồng cây. Theo Phòng NN&PTNT huyện Bắc Trà My, hầu hết các dự án trồng rừng diện tài trợ nước ngoài, chương trình 661 kết thúc đã lấp gần đầy diện tích; nhân dân đang đầu tư trồng trên diện tích bỏ hoang hoặc đã thu hoạch xong. Năm nay, nguồn cung giống cây trồng tại Bắc Trà My khá dồi dào, dự kiến đủ đáp ứng diện tích phủ xanh hơn 100ha rừng.
Tại huyện Hiệp Đức, dọc theo quốc lộ 14E xuất hiện hàng chục cơ sở sản xuất cung cấp cây giống quy mô lớn, đặc biệt vườn ươm cây giống cao su. Dọc hai bên đường, không khí mua bán cây giống tấp nập. Ông Huỳnh Năm - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hiệp Đức thông tin, năm nay, ngành chọn 146 hộ để hỗ trợ giống trồng cao su tiểu điền với gần 120ha; tổ chức kiểm tra, nghiệm thu hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho người dân trồng cao su tiểu điền. Kế hoạch phát triển rừng năm 2013 theo dự án 661 là tiếp tục chăm sóc 124ha; khoanh nuôi, quản lý, bảo vệ gần 4.000ha. Ngoài ra, hơn 6.000ha trồng rừng dự án KFW6 và WB3 sẽ được các xã trên địa bàn huyện chăm sóc, khoanh nuôi, chú trọng đến chất lượng chứ không mở rộng thêm diện tích.
Báo cáo của UBND tỉnh cho biết, diện tích che phủ rừng trên địa bàn tỉnh gia tăng đáng kể từ 42,9% năm 2007 đến nay đã lên gần 49%. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2015, bình quân mỗi năm trồng và khai thác khoảng 12.500ha rừng cung cấp đủ gỗ và lâm sản phục vụ chế biến và nhu cầu của người dân. |
Trong khi đó, theo Sở NN&PTNT, trong 10 năm (2003-2013), dự án WB3 trồng 11.281ha rừng sản xuất, dự án PACSA phủ xanh 1.855ha rừng phòng hộ ven biển, dự án JBIC trồng 2.709ha rừng phòng hộ các hồ chứa nước và hơn 1.000 héc ta rừng sản xuất từ dự án KFW6. Ngoài ra, các mô hình nông - lâm kết hợp trồng rừng chất lượng cao do Chính phủ Ý tài trợ không hoàn lại, vốn từ thuế tài nguyên, tái tạo rừng. Ước tính sơ bộ, đến nay cả tỉnh có hơn 53 nghìn héc ta rừng sản xuất, dự kiến mỗi năm khai thác ít nhất 5.000ha. Tính theo thời giá hiện nay, mỗi héc ta thu nhập ít nhất là 40 triệu đồng, thì mỗi năm kinh tế từ rừng đem lại hàng trăm tỷ đồng.
Bước ngoặt cho rừng
Tại các huyện Tây Giang, Đông Giang, Bắc Trà My, Phước Sơn… bước đầu đã áp dụng mô hình canh tác bền vững trên đất dốc, mô hình trồng rừng thâm canh, nông - lâm kết hợp. Thành công nổi bật của ngành lâm nghiệp thời gian qua là nuôi cấy mô thành công các giống dó bầu, keo và khảo nghiệm nhiều giống cây mới như tre lấy măng, mao trúc, xoan chịu hạn, ngân hoa. Ngoài ra, sản xuất đại trà thành công các loại giống bằng phương pháp giâm hom là phi lao Trung Quốc 601, 602, keo lai… Hình thành vùng cây nguyên liệu bản địa tập trung hứa hẹn cho kinh tế cao như sao đen, thông nhựa, lim xanh, dầu rái, huỳnh đàn, phi lao.
Chăm sóc cây giống. Ảnh: Hữu Phúc. |
Các huyện Hiệp Đức, Tiên Phước đang đề nghị cấp chứng chỉ rừng đạt tiêu chuẩn quốc tế (FSC) cho 2.500ha rừng. Hiện nay, Công ty Xuất khẩu lâm sản Quảng Nam đã tiếp cận 4.000ha rừng trồng của mình được cấp chứng chỉ rừng đạt FSC. Năm ngoái, công ty này có 1.500ha rừng được công nhận FSC. Theo lý giải của nhiều chủ rừng, lẽ ra số diện tích rừng trồng ở Quảng Nam đạt tiêu chuẩn FSC sẽ cao hơn thực tế rất nhiều, nhưng vì một số nơi do gặp phải khó khăn trong xác định lại quyền sử dụng đất, rà soát các tiêu chí. Theo Công ty Xuất khẩu lâm sản Quảng Nam, năm 2013 đơn vị sẽ mở rộng diện tích rừng đạt tiêu chuẩn FSC, tập trung vào đối tượng các hộ dân vay vốn của công ty và các hộ dân có rừng giáp ranh với công ty, nhằm mục đích nâng cao giá trị kinh tế rừng cho nông dân. Sở NN&PTNT đã cấp chứng nhận đăng ký sản xuất kinh doanh cho 15 vườn ươm, cấp chứng chỉ công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp hàng năm.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang khẳng định, từ nay đến hết năm 2015, một trong những nhiệm vụ phát triển kinh tế rừng của tỉnh là nâng cao giá trị của gỗ rừng trồng thông qua thực hiện các tiêu chí quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến đồ gỗ nội, ngoại thất phục vụ xuất khẩu; thông qua các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm việc làm cho người dân, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
BÍCH HẠNH