(PR) - Ép kim là kỹ thuật trang trí bề mặt sản phẩm in bằng cách sử dụng kim nóng ép các họa tiết, hình ảnh, chữ viết, logo lên bề mặt in theo yêu cầu. Kỹ thuật này giúp tăng sự nổi bật các thiết kế trên sản phẩm như bao bì, thẻ, tem…
Kỹ thuật in ép kim là một trong những phương pháp in ấn được áp dụng sớm nhất, giúp nâng cao chất lượng và tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Phương pháp này tạo ra các hình ảnh nổi đầy sức sống, mang lại vẻ ấn tượng và vượt trội cho thương hiệu.
Nếu bạn đang quan tâm tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ in ép kim, cách kỹ thuật này hoạt động cũng như những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp thì hãy theo dõi tiếp nội dung sau đây.
Ép kim là phương pháp trang trí bề mặt sản phẩm in bằng cách sử dụng khuôn in đã được làm nóng và ép vật liệu nhũ như vàng, bạc, màu sắc lên phần in tương ứng để làm nổi bật trên sản phẩm. Cụ thể, khuôn in sẽ chứa các họa tiết, logo, chữ viết mong muốn in ở mức cao hơn bề mặt sản phẩm. Sau khi cho vật liệu nhũ vào khuôn và ép mạnh với nhiệt độ nhất định, nhờ sức ép và nhiệt độ, vật liệu nhũ sẽ bám chặt vào những khu vực lồi của khuôn để tạo nên hình ảnh, hoa văn trên sản phẩm.
Kỹ thuật in ép kim được áp dụng rộng rãi cho nhiều loại chất liệu giấy khác nhau như giấy Couche, giấy mỹ thuật, giấy Ivory và một số loại giấy khác.
Giấy Couche là chất liệu được ưa chuộng nhờ độ dày mịn, phù hợp cho các thiết kế đa sắc màu. Trong khi đó, giấy mỹ thuật lại nổi bật với độ mỏng nhẹ nhàng, giúp tái tạo chi tiết hình ảnh tốt hơn. Giấy Ivory nhờ màu trắng ngà và độ bền cao mà thường được dùng cho những sản phẩm cần tính thẩm mỹ như name card, thiệp mời.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, kỹ thuật in ép kim thường yêu cầu sử dụng giấy có định lượng từ 250gsm trở lên. Điều này giúp tránh những vấn đề như giấy bị rách, nét in bị hằn lên mặt sau qua quá trình nén ép. Quy trình này thường được áp dụng trong sản xuất các mặt hàng như name card, bao bì đựng hàng,... tạo nên những sản phẩm chất lượng, thẩm mỹ cao.
Sau đây 4 ưu điểm nổi bật của kỹ thuật in ép kim so với các phương pháp in ấn khác khi so sánh kỹ thuật in ấn phổ thông:
- Bề mặt sản phẩm được in lên bằng kỹ thuật ép kim sẽ rất bền chắc, ít bị phai màu, bong tróc hoặc ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài.
- Họa tiết, hình ảnh được tạo ra sẽ nổi bật, sắc nét và sử dụng được các màu ánh kim làm tăng thêm vẻ sang trọng, chuyên nghiệp đặc biệt đối với các sản phẩm cao cấp.
- Kỹ thuật này cho phép thiết kế, in ấn họa tiết, hình dạng phức tạp theo những yêu cầu khác nhau.
- Có thể áp dụng ép kim trên nhiều loại chất liệu khác nhau như giấy, vải, da, thậm chí là lên bề mặt kính.
Bên cạnh việc sử dụng độc lập, kỹ thuật in ép kim còn được kết hợp với các kỹ thuật in ấn khác để tạo ra những sản phẩm có chất lượng và độ độc đáo cao hơn như sau:
- In card visit/thẻ công ty: ép kim cho phép tạo hình nổi, chất liệu bền đẹp cho các loại thẻ, card công ty. Có thể ép toàn bộ mặt hoặc chỉ những khu vực nhất định như tên công ty, logo, thông tin liên hệ... Tùy theo yêu cầu thẩm mỹ và thông điệp cần truyền tải.
- In catalogue, sách hướng dẫn sử dụng: Ép trên bìa sách, trang đầu tạo cảm giác sang trọng. Có thể ép riêng từng chữ hoặc hình ảnh nổi trên trang giới thiệu sản phẩm. Tăng độ bền, tránh bào mòn cho các hình ảnh, logo in trên sách.
- In tem vỡ: Kết hợp in tem vỡ với ép kim tạo nổi để tem dễ vỡ khi mở nắp, tránh tái sử dụng, phát hiện hàng giả.
- In tem nhãn mác hàng hóa: Ép các thông số kỹ thuật, nhãn mác, hạn sử dụng lên tem giúp thông tin rõ ràng, bền đẹp hơn.
Như vậy qua bài viết đã giới thiệu cách in ép kim là gì và phương pháp in trực tiếp lên vật liệu bằng công nghệ khắc kim. Hy vọng với những giải thích trên, bạn đọc có thể nắm bắt được cách thức hoạt động của phương pháp in ép kim.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 252 Phan Anh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, TP.HCM.
- SĐT: 0975 555 717
- MST: 0313679774
- Website: https://invietnhat.vn/